Thói quen uống nước ngay sau khi ăn của nhiều người có thực sự tốt?  - Ảnh 1.

Uống nước sau bữa ăn có lợi cho sức khỏe hay không?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống đủ nước giúp cơ thể tăng sức đề kháng và phòng tránh các loại bệnh thông thường. Uống một chút nước trước bữa ăn sẽ hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra tốt hơn. Hãy nhớ chỉ uống một lượng nước nhỏ để tránh cảm giác quá no, đầy bụng khiến bạn ăn ít thức ăn.

Ngoài ra, uống nước trong bữa ăn cũng được coi là tốt, vì nó làm tăng thêm độ ẩm cho thực phẩm, giúp cơ thể tránh các vấn đề về tiêu hóa và đường ruột như táo bón.

Uống nước luôn có lợi. Tuy nhiên, uống nước ngay sau bữa ăn có thể làm loãng lượng enzyme tiêu hóa trong cơ thể, khiến cơ thể gặp khó khăn khi phải tiêu hóa lượng lớn thức ăn bạn vừa hấp thụ.

Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định uống nước ngay sau bữa ăn có thể gây ra những tác động xấu đến cơ thể; làm gián đoạn thời gian thực tế cần để tiêu hóa thức ăn do dịch vị dạ dày bị pha loãng và là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ợ nóng, ợ chua.

Khi hệ thống tiêu hóa bị gián đoạn, thực phẩm trong cơ thể chưa được tiêu hóa. Hàm lượng glucose từ thức ăn sẽ được chuyển thành chất béo và lưu trữ trong cơ thể, dẫn tới sự gia tăng mức insulin, tăng lượng đường trong máu và gây ra chứng béo phì, tiểu đường.

 Thói quen uống nước ngay sau khi ăn của nhiều người có thực sự tốt?  - Ảnh 2.

Uống nước ngay sau khi ăn là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng mức insulin, tăng lượng đường trong máu và gây ra chứng béo phì, tiểu đường.

Lắng nghe nhu cầu của cơ thể

Các chuyên gia dinh dưỡng và y khoa cũng đưa ra lời khuyên về việc uống nước đúng cách; tốt nhất là hãy lắng nghe nhu cầu của cơ thể!

Khát là một hiện tượng bản năng tự nhiên. Khi cơ thể đòi hỏi phải bổ sung nước thì không cố gắng nhịn khát nước. Theo lý thuyết y học truyền thống của người Hindu, uống một lượng nước nhỏ trong mỗi bữa ăn rất tốt cho hoạt động của hệ thống tiêu hóa.

Mặc dù nhiều người quan niệm uống nước trong bữa ăn là thói quen xấu nhưng sẽ giúp thức ăn được làm mềm và tiêu hóa tốt hơn. Đảm bảo rằng nước uống ở nhiệt độ phòng thông thường. Bởi vì, uống nước lạnh trong bữa ăn có thể làm cho các enzym tiêu hóa không hoạt động, là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Bên cạnh đó, cần tránh đồ uống có ga trong bữa ăn nếu không muốn cơ thể nhanh chóng bị béo phì.

 Thói quen uống nước ngay sau khi ăn của nhiều người có thực sự tốt?  - Ảnh 3.

Tránh đồ uống có gas nếu không muốn bị ợ nóng, tăng mức đường trong cơ thể và béo phì.

Uống nước thế nào là đủ?

Theo công thức nghiên cứu của các chuyên gia, lượng nước cần cho 1 kg cơ thể với điều kiện bình thường là 40ml. Cụ thể, một người nặng khoảng 50kg sẽ cần bổ sung 2 lít nước mỗi ngày.

Thời gian lý tưởng để uống nước với số lượng lớn là vào sáng sớm khi vừa thức dậy. Uống nước trong mỗi bữa ăn với số lượng tối thiểu để sự hấp thụ tự nhiên của các chất dinh dưỡng từ thức ăn trong suốt quá trình tiêu hóa không bị ảnh hưởng. Đặc biệt, không uống nước ngay sau bữa ăn mà cách khoảng 15 - 30 phút để cơ thể có thời gian tiêu hóa thức ăn.

Boldsky