Giống như thói quen mà rất nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là các bà vợ, những bà nội trợ ngày nay, phụ nữ ngày xưa cũng rất thích túm năm tụm ba kể chuyện thiên hạ, tám đủ thứ chuyện trên đời. Chỉ có điều, sở thích này của họ thường sẽ dẫn đến một kết cục nhục nhã và đau đớn nếu như bị chồng phát hiện, chính là hình phạt đeo gông vào mặt.

Thời trung cổ, bà vợ lắm điều hay cằn nhằn sẽ bị đeo gông vào mặt, vậy mới thấy thời nay phụ nữ vẫn sướng chán! - Ảnh 1.

Những chiếc mặt nạ bằng sắt với tên gọi Scold's Bridle được sử dụng để trừng phạt các phụ nữ lắm chuyện vào thời trung cổ. Ngoài ra, mấy bà vợ nhiều lời, hay cằn nhằn nói dông nói dài cũng sẽ bị chồng áp dụng hình phạt này để khiến họ phải im lặng. Đôi khi những người vợ bị chồng đối xử tệ bạc khiến họ bất bình lên tiếng cũng sẽ bị phạt như vậy.

Thời trung cổ, bà vợ lắm điều hay cằn nhằn sẽ bị đeo gông vào mặt, vậy mới thấy thời nay phụ nữ vẫn sướng chán! - Ảnh 2.

Dụng cụ phạt đặc biệt có phần dây để cột vào mặt giống như một chiếc mặt nạ. Một miếng sắt nhỏ được gắn vào mặt nạ có nhiệm vụ chặn vào lưỡi để người phụ nữ không còn nói chuyện được nữa. Đôi lúc miếng sắt này còn được rèn thành mũi nhọn để triệt để ngăn chặn nỗ lực nói chuyện của họ.

Thời trung cổ, bà vợ lắm điều hay cằn nhằn sẽ bị đeo gông vào mặt, vậy mới thấy thời nay phụ nữ vẫn sướng chán! - Ảnh 3.

Điều đặc biệt là gông mặt thường chỉ áp dụng cho phụ nữ ở những tầng lớp lao động thấp kém, trong khi các thành viên của tòa án hoặc tầng lớp quý tộc tuy không được chính thức buôn chuyện nhưng họ cũng không quá lo lắng về việc bị nhận hình phạt đáng sợ này.

Thời trung cổ, bà vợ lắm điều hay cằn nhằn sẽ bị đeo gông vào mặt, vậy mới thấy thời nay phụ nữ vẫn sướng chán! - Ảnh 4.

Gông mặt "chống nhiều chuyện" trở thành một hình phạt nhục nhã đối với phụ nữ. Tuy nhiên hình phạt này chưa dừng ở đó. Một số ông chồng còn đeo cả dây cương vào mặt nạ của vợ rồi dắt đi thị chúng quanh làng, thậm chí còn yêu cầu dân làng ra sức sỉ vả, phỉ nhổ vào vợ mình.

Một trong các ghi nhận về hình phạt đeo gông mặt sớm nhất là tại Scotland vào khoảng năm 1567. Tuy vậy loại dụng cụ trừng phạt này cũng được sử dụng rộng rãi tại Anh, xứ Wales và nhiều nước châu Âu khác vào thời kỳ này.

Thời trung cổ, bà vợ lắm điều hay cằn nhằn sẽ bị đeo gông vào mặt, vậy mới thấy thời nay phụ nữ vẫn sướng chán! - Ảnh 5.

Tại Đức, phiên bản Scold's Bridle của họ còn được gắn thêm một cái chuông nhỏ trên đầu để càng thu hút sự chú ý của công chúng trong màn đi diễu phố.

Ý tưởng của hình phạt Scold's Bridle bị ảnh hưởng bởi đạo Kito - tôn giáo phổ biến rộng rãi nhất vào thời kỳ đó. Người ta tin rằng việc trừng phạt lên thân thể của một người chính là cách duy nhất để họ có thể chuộc lại lỗi lầm. Một loại mặt nạ tương tự đã từng được sử dụng để kiểm soát nô lệ trong hàng trăm năm và vẫn tiếp tục được sử dụng cho đến thế kỷ thứ 19.

Thời trung cổ, bà vợ lắm điều hay cằn nhằn sẽ bị đeo gông vào mặt, vậy mới thấy thời nay phụ nữ vẫn sướng chán! - Ảnh 6.

Thật may mắn là đến cuối thế kỷ 16, mặt nạ "chống nhiều chuyện" Scold's Bridle đã không còn được sử dụng phổ biến nữa. Có thể là bởi phụ nữ lúc này đã bớt đi buôn chuyện hơn, hoặc là đàn ông cảm thấy rằng họ đã tìm ra cách khác để trừng phạt thói xấu của vợ có hiệu quả hơn. Những người bị trừng phạt thường sẽ bị còng tay chân hoặc còng cổ vào các tấm bảng giữa nơi công cộng như một cách sỉ nhục công khai.

(Nguồn: thevintagenews, allthatsinteresting, historyofmasks)