Việc tiết kiệm không hề dễ dàng đối với tất cả mọi người, nhưng với kế hoạch và kỷ luật tốt, nó có thể trở nên khả thi hơn. Quan trọng là phải đặt ra mục tiêu cụ thể, hiểu rõ thu nhập và chi tiêu của bạn, và tìm cách giảm bớt các khoản chi không cần thiết.

Dù ở mức thu nhập nào thì việc lên kế hoạch chi tiêu đều giúp bạn quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả, đảm bảo bạn có thể đáp ứng các nhu cầu thiết yếu, tiết kiệm cho tương lai, và tránh nợ nần. Điều này cũng giúp bạn nhận thức được và cắt giảm các khoản chi không cần thiết, từ đó có thể dành dụm hoặc đầu tư vào các khoản mục quan trọng khác trong cuộc sống của mình.

Bên cạnh đó, ghi chép chi tiêu đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tài chính cá nhân bởi nó giúp bạn theo dõi được cụ thể số tiền bạn đã chi ra cho những gì. Điều này không chỉ giúp bạn kiểm soát ngân sách và tránh chi tiêu quá mức, mà còn là cơ sở để đánh giá và điều chỉnh kế hoạch tài chính của mình, nhằm tối ưu hóa việc sử dụng tiền bạc và hướng tới các mục tiêu tài chính dài hạn.

Câu chuyện chi tiêu của 1 mẹ bỉm mới chia sẻ gần đây là 1 câu chuyện chi tiêu được nhiều người quan tâm đến. Với mức thu nhập khá, việc chi tiêu như thế nào cho hợp lý cũng khiến những tay hòm chìa khóa trong nhà đau đầu không kém.

Gia đình 2 con nhỏ, thu nhập 50 triệu, mẹ bỉm này đã tiết kiệm được 1 nửa như thế nào? - Ảnh 2.

Ảnh chụp màn hình

Gia đình 2 con nhỏ, thu nhập 50 triệu, mẹ bỉm này đã tiết kiệm được 1 nửa như thế nào? - Ảnh 1.

Bảng ghi chép chi tiêu của mẹ bỉm - Ảnh chụp màn hình

Được biết lương của 2 vợ chồng cô là 50 triệu/tháng. Gia đình có 4 thành viên, có 2 con nhỏ, một bé 9 tuổi và một bé 4 tuổi. Dưới đây là ghi chép chi tiêu của cô.

1. Ăn sáng: 2 triệu đồng

2. Ăn trưa + tối: 6 triệu đồng

3. Đồ dùng + gia vị + gạo: 2 triệu đồng

4. Học thêm con lớn: 400.000 đồng

5. Học ở lớp con nhỏ: 600.000 đồng

6. Sữa: 2 triệu đồng

7. Xăng xe (gồm 1 ô tô + 1 xe máy): 2,2 triệu đồng

8. Điện + nước + internet + điện thoại: 1,7 triệu đồng

9. Quần áo + đồ chơi + mỹ phẩm: 2 triệu đồng

10. Hiếu hỷ: 2 triệu đồng

11. Biếu mẹ chồng: 2 triệu đồng

12. Vitamin + thực phẩn chức năng: 1 triệu đồng

13. Cafe, đi chơi cuối tuần: 1 triệu đồng

14. Quỹ du lịch: 1 triệu đồng

15. Dự phòng: 1 triệu đồng

Tổng số tiền chi tiêu của gia đình này trong 1 tháng là 26,9 triệu đồng. Như vậy, mỗi tháng cô có thể tiết kiệm được khoảng một nửa thu nhập của gia đình.

Trên lý thuyết thì chúng ta nên cố gắng tiết kiệm ít nhất 20% thu nhập của mình. Đây là một phần của quy tắc chi tiêu 50/30/20, trong đó 50% thu nhập dành cho nhu cầu thiết yếu, 30% cho các khoản chi tiêu cá nhân, và 20% dành cho việc tiết kiệm và đầu tư.

Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể linh hoạt tùy thuộc vào mục tiêu tài chính và hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ như trường hợp của gia đình này, vì không ở thành phố nên mức chi tiêu cũng không quá cao như các thành phố lớn nên việc tiết kiệm khoảng 50% thu nhập là khả quan mà không làm ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng sống.

Gia đình 2 con nhỏ, thu nhập 50 triệu, mẹ bỉm này đã tiết kiệm được 1 nửa như thế nào? - Ảnh 3.

Ảnh chụp màn hình

Gia đình 2 con nhỏ, thu nhập 50 triệu, mẹ bỉm này đã tiết kiệm được 1 nửa như thế nào? - Ảnh 4.

Ảnh chụp màn hình

Gia đình 2 con nhỏ, thu nhập 50 triệu, mẹ bỉm này đã tiết kiệm được 1 nửa như thế nào? - Ảnh 5.

Ảnh chụp màn hình

Tuy vậy, mẹ bỉm này vẫn muốn tham khảo ý kiến của cộng đồng có kinh nghiệm chi tiêu để có thể vun vén hơn nữa. Thế nhưng hầu hết dân tình đều cho rằng, chi tiêu như hiện tại đã là rất khéo rồi, không cần phải cố gắng tiết kiệm hơn nữa.