Em chào bác sĩ. Em năm nay 24 tuổi, chuẩn bị kết hôn. Trước khi kết hôn, em đã đi khám sản phụ khoa và kết quả là tất cả đều bình thường. Một tháng sau, em thấy ngứa ở "vùng kín" nhưng chỉ ở bên ngoài thôi. Em vốn là người rất sạch sẽ nên từ khi bị ngứa em càng cẩn thận hơn, lần nào cũng dùng xà bông hoặc nước rửa vệ sinh để rửa. Nhưng 2 tuần không khỏi, em sợ xà bông và dung dịch vệ sinh càng làm cho bệnh nặng hơn nên đã dừng lại, chỉ rửa bằng nước sạch.
Em đi khám thì bác sĩ nói không bị viêm nhiễm gì, có thể do em dị ứng với loại thực phẩm hoặc hóa chất nào đó (ví dụ như nước giặt hay nước xả quần áo). Sau đó, em tiếp tục đi khám chỗ khác thì bác sĩ kết luận em bị rận "vùng kín". Em đang rất lo lắng. Mong bác sĩ cho em một lời khuyên. Em phải làm sao để bệnh nhanh khỏi? Em xin cảm ơn! (Trâm Anh)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Trâm Anh thân mến,
Theo như những gì bạn mô tả và thời gian bị ngứa kéo dài như vậy thì có nhiều khả năng bị bị rận "vùng kín" hơn là dị ứng thức ăn hay hóa chất nào đó.
Rận "vùng kín" (rận lông mu) là một trong những thủ phạm gây ngứa ngáy, khó chịu nhất ở vùng kín. Những con vật bé nhỏ này thường "trú ngụ" ở vùng lông mu và sinh sản tại đó.
Rận lây trực tiếp qua da nên chỉ cần tiếp xúc với da của người mắc bệnh thì rận có thể lây lan sang người khác. Ảnh minh họa
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng rận "vùng kín" phát triển có thể là do sử dụng chung quần áo, chăn mền, khăn, hoặc ngủ chung với người đang mắc bệnh. Khi rận đã ký sinh trên cơ thể, chúng sống hay không sống được phụ thuộc rất lớn vào việc bạn có tắm rửa, vệ sinh cơ thể, quần áo sạch sẽ mỗi ngày hay không.
Rận "vùng kín" thường bám vào dưới nang hoặc chân lông. Vậy nên, nếu "dọn dẹp" sạch sẽ lông mu thì cũng có thể loại bỏ đám rận. Tuy nhiên, nếu không điều trị triệt để thì sau này tình trạng rận "vùng kín" có thể tái phát. Ngoài ra, khi đã "dọn dẹp" lông ở "vùng kín", chị em có thể phải đối mặt với các nguy cơ như hăm, lở loét hoặc viêm nhiễm "vùng kín" bởi lông được xem như một lớp đệm, tạo rào cản hạn chế "vùng kín" ma sát với quần áo.
Rận lây trực tiếp qua da nên chỉ cần tiếp xúc với da của người mắc bệnh thì rận có thể lây lan sang người khác. Đặc biệt, quan hệ tình dục là con đường càng làm tăng nguy cơ này, thậm chí nếu không cẩn thận còn dẫn đến mắc phải nhiều bệnh tình dục nguy hiểm khác.
Đôi khi, bệnh rận lông mu có thể là dấu hiệu của những bệnh khác nữa ở "vùng kín". Do đó, tốt nhất bạn nên tuân thủ phươg pháp điều trị của bác sĩ để nhanh khỏi bệnh nhé.
Chúc bạn nhanh khỏi bệnh!
Nếu bạn đọc có những thắc mắc về sức khỏe tâm sinh lý giới tính cần được tư vấn xin gửi về email: [email protected] |
Nhìn màu của dịch âm đạo chị em cũng có thể đoán được bệnh của mình