Quả hồng được dùng làm thuốc chữa bệnh trong y học cổ truyền

Khi những cơn gió heo may gọi mời mơn trớn, ấy là lúc hồng vào mùa rộ. Cứ độ tháng 9, tháng 10, hồng chín đỏ lập lòe dưới những tán lá màu xanh. Càng về cuối thu, lá cây rụng vãn, để lại những chùm quả đỏ au, căng mọng lủng lẳng trên cây như những đốm lửa. Tết Trung thu, trẻ nhỏ bày đầy quả trong vườn, nào bưởi nào hồng... Những hình ảnh ấy vốn là ký ức đẹp của không ít người xa quê.

Nhưng đâu chỉ là một loại quả ăn cho khoái khẩu, ăn cho hết đói... Quả hồng còn được y học cổ truyền trân trọng, nâng niu bởi đây cũng là một vị thuốc được sử dụng rộng rãi.

"Thứ quà của mùa thu" đỏ hồng quyến rũ giúp đánh bay vô số bệnh dễ gặp, thu rồi tận dụng đi thôi! - Ảnh 1.

Quả hồng được dùng làm thuốc chữa bệnh trong y học cổ truyền.

Theo Từ điển Bách khoa toàn thư, hồng là một loại cây ăn trái thuộc chi Thị và có nguồn gốc từ Trung Quốc. Quả hồng sắc vàng cam đến đỏ cam tùy theo giống.

Lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học Cổ truyền) nhận định, trong Đông y, quả hồng có vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng chữa tiêu chảy, trĩ, đái dầm, háo khát, ho có đờm và các chứng nôn mửa, lo nghĩ, phiền uất... Tai hồng (còn gọi là thị đế) có vị đắng chát, tính ấm, không mùi, chất cứng giòn chứa trong tai hồng là tanin. Vỏ, rễ thân cây hồng còn được dùng làm thuốc cầm máu. Như vậy, không chỉ quả hồng mà còn rất nhiều bộ phận khác của hồng cũng có thể làm thuốc trong Đông y.

Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, quả hồng có giá trị dinh dưỡng cao bởi nguồn vitamin và chất khoáng dồi dào như vitamin A, C; photpho, canxi, sắt... Sử dụng quả hồng để bồi dưỡng sức khỏe vào mùa thu sẽ vô cùng phù hợp, cực tốt cho sức khỏe phụ nữ.

"Thứ quà của mùa thu" đỏ hồng quyến rũ giúp đánh bay vô số bệnh dễ gặp, thu rồi tận dụng đi thôi! - Ảnh 3.

Quả hồng có giá trị dinh dưỡng cao.

Những bài thuốc chữa bệnh thường gặp từ quả hồng được chuyên gia Đông y hướng dẫn

Theo lương y Vũ Quốc Trung, từ lâu năm, dân gian ta đã biết sử dụng quả hồng cũng như các bộ phận của hồng để làm thuốc chữa bệnh trong Đông y. Để dùng hồng làm thuốc, lương y Vũ Quốc Trung đưa ra một số gợi ý như sau:

- Tăng huyết áp: Lấy nước ép quả hồng phơi hoặc sấy khô (thị tất), hòa với sữa hoặc nước cơm uống, ngày uống 3 lần, mỗi lần nửa chén. Bài thuốc có tác dụng dự phòng "trúng phong" (tai biến mạch máu não) do tăng huyết áp.

"Thứ quà của mùa thu" đỏ hồng quyến rũ giúp đánh bay vô số bệnh dễ gặp, thu rồi tận dụng đi thôi! - Ảnh 4.

Từ lâu năm, dân gian ta đã biết sử dụng quả hồng cũng như các bộ phận của hồng để làm thuốc chữa bệnh trong Đông y.

- Dị ứng da: Quả hồng còn xanh 500g, giã nát, thêm 1.500ml nước vào trộn đều, phơi nắng 7 ngày, bỏ bã, phơi tiếp trong 3 ngày nữa rót vào lọ dùng dần, hàng ngày lấy bông thấm thuốc bôi vào chỗ da bị dị ứng 3 - 4 lần.

- Viêm da lở loét: Vỏ quả hồng 50g, đốt toàn tính, tán nhỏ, trộn với mỡ lợn bôi.

- Đại tiện ra máu: Lấy tai hồng đem đốt tồn tính, sau đó nghiền mịn, cất đi dùng dần. Ngày uống 2 lần vào lúc đói bụng, mỗi lần 6g, chiêu bột thuốc bằng nước cơm hoặc cháo loãng.

- Cầm máu: Người Nhật Bản thường sử dụng quả hồng để kiểm soát chảy máu do bị thương. Trong Đông y, vỏ, rễ, thân cây và tai quả hồng cũng được sử dụng trong các bài thuốc cầm máu.

"Thứ quà của mùa thu" đỏ hồng quyến rũ giúp đánh bay vô số bệnh dễ gặp, thu rồi tận dụng đi thôi! - Ảnh 5.

Người Nhật Bản thường sử dụng quả hồng để kiểm soát chảy máu do bị thương.

- Lưỡi, môi lở loét: Lấy phấn bám trên quả hồng 10g, bạc hà 5g, sau đó đem hai thứ trộn lẫn với nhau rồi nghiền mịn, bôi vào chỗ môi bị lở, rất mau khỏi. Hoặc chỉ cần lấy bột phấn quả hồng ngày bôi 3 lần vào chỗ bị lở, vài ngày cũng sẽ khỏi.

- Làm thuốc bổ, chữa suy nhược, háo khát, ho có đờm: Quả hồng chín vừa hái trên cây, bỏ tai, gọt vỏ đem phơi nắng hay sấy khô, sau đó ép bẹp, ngâm vào rượu uống hàng ngày. Mỗi ngày uống 15-25g.

"Thứ quà của mùa thu" đỏ hồng quyến rũ giúp đánh bay vô số bệnh dễ gặp, thu rồi tận dụng đi thôi! - Ảnh 6.

Quả hồng tuy bổ nhưng không phải ai cũng dùng được.

Lưu ý: Quả hồng tuy bổ nhưng không phải ai cũng dùng được. Dưới đây là những lưu ý bạn cần nhớ khi ăn quả hồng, tránh rước bệnh vào thân:

- Người tỳ vị hư hàn, có đàm thấp bên trong, tiêu chảy, đang bị cảm lạnh không được ăn hồng.

- Sau bữa ăn có món tôm và cua không nên ăn hồng.

- Ăn ngay một lúc quá nhiều hồng có thể dẫn tới đau trướng bụng, buồn nôn, tiêu chảy...

- Không ăn hồng khi đói, nhất là khi trái chưa chín mềm vì khi vào dạ dày có thể kết tủa thành chất không tan gọi là sỏi hồng.

"Thứ quà của mùa thu" đỏ hồng quyến rũ giúp đánh bay vô số bệnh dễ gặp, thu rồi tận dụng đi thôi! - Ảnh 7.