Thời tiết đang mưa chuyển sang nắng, đang ẩm nồm chuyển khô hanh... khiến người lớn lẫn trẻ nhỏ rất dễ gặp các vấn đề đường hô hấp. ThS.BS Hoàng Khánh Toàn (Nguyên Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) cho biết, lúc này người dân nên tìm đến những loại quả quen thuộc nấu nước uống, sẽ giúp trị ho hiệu quả, tống đờm ra ngoài dễ dàng, đánh bay cảm giác khó chịu ở mũi họng.
Một số loại nước trị ho, tống đờm, gia đình có con nhỏ càng không nên bỏ qua
1. Nước lê, cam
Để làm nước lê, cam trị ho, tống đờm, bạn cần chuẩn bị nửa quả lê, nửa quả cam kèm 3 quả táo đỏ, ít kỷ tử, đường phèn và nấm tuyết. Sau đó đổ tất cả hỗn hợp này đem nấu sôi trong khoảng 10 phút, lọc lấy nước, uống khi còn ấm để trị ho, tống đờm.
Quả lê chứa các chất như vitamin C, K và một số vitamin B, cùng với khoáng chất như kali, chất xơ. Chúng đều có công dụng giúp làm dịu niêm mạc cổ họng và hỗ trợ hệ tiêu hóa, từ đó có thể giúp trị ho, tống đờm ra ngoài.
Trong khi đó, cam rất giàu vitamin C, có thể hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể chống lại các nhiễm trùng. Những thành phần như đường phèn, táo đỏ... có tính thanh nhiệt, làm mát từ bên trong, hỗ trợ chữa ho rất tốt.
2. Nước cam, táo
Bạn cần một quả cam, 1 quả táo để làm món nước trị ho, tống đờm này. Tất cả đem rửa sạch, thái nhỏ rồi đem nấu sôi trong khoảng 10 phút. Uống khi còn ấm để trị ho, tống đờm dễ dàng hơn.
Tương tự như cam, táo cũng có nhiều thành phần giúp trị ho, tống đờm. Táo chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như vitamin C, chất xơ, và các chất chống oxy hóa. Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, có thể hỗ trợ cơ thể chống lại vi khuẩn và virus gây ho. Chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan có trong táo, có thể hỗ trợ tiêu hóa và giúp tống đờm ra ngoài hiệu quả hơn.
Ngoài ra, các chất chống oxy hóa có trong táo cũng có thể giúp bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do, từ đó duy trì sức khỏe của cơ thể.
3. Nước cam, trà đen
Bạn đem nấu cam cùng trà đen trong nước sôi khoảng 10 phút là dùng được. Bạn có thể cho thêm chút muối để sát khuẩn họng, làm dịu họng tốt hơn.
Trà đen chứa các chất chống oxy hóa như flavonoids, cùng với caffeine và tanin. Nhiệt độ ấm của trà có thể giúp làm dịu cổ họng và giãn cơ trơn trong đường hô hấp, giảm kích ứng, làm dịu cảm giác ho. Tanin trong trà đen có thể giúp giảm độ nhớt của đờm, từ đó hỗ trợ việc tống đờm ra ngoài.
Tuy nhiên, trà đen cũng chứa caffeine, có thể khiến một số người cảm thấy khó chịu hoặc gặp vấn đề với giấc ngủ. Nếu bạn bị mất ngủ thì không nên dùng cách này để trị ho, tống đờm, nhất là gần sát giờ đi ngủ.
Nhắc nhở mọi người trị ho, tống đờm cũng như phòng tránh bệnh đường hô hấp hiệu quả với thời tiết hiện nay
Chuyên gia lưu ý, thời tiết hiện tại dễ gây ốm, điển hình là ho, đờm kéo dài, mọi người cần lưu ý:
- Giữ ấm cơ thể: Mặc đủ ấm và bảo vệ cổ họng sáng tối bằng cách đeo khăn quàng hoặc áo cổ cao khi ra ngoài.
- Uống đủ nước: Duy trì lượng nước cần thiết để cơ thể không bị khô, uống nước ấm để hỗ trợ đào thải đờm ra khỏi cơ thể.
- Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên với xà phòng để loại bỏ vi khuẩn và virus.
- Ăn uống lành mạnh: Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là những thực phẩm có chứa vitamin C.
- Tránh nơi đông người hoặc nơi khói bụi: Điều này giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và ô nhiễm không khí.
- Không hút thuốc lá và tránh tiếp xúc với khói thuốc: Thuốc lá và khói có thể gây kích ứng mũi họng, làm tăng nguy cơ ho, đờm.
- Luyện tập thể dục đều đặn: Tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể khỏe mạnh.
- Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ 7-8 giờ mỗi đêm để cơ thể có thời gian phục hồi và tăng cường miễn dịch.
- Sử dụng máy làm ẩm không khí: Nếu không khí quá khô, máy tạo ẩm có thể giúp giảm kích ứng mũi họng.
- Hạn chế sử dụng điều hòa nhiệt độ: Nếu sử dụng, nên vệ sinh bộ lọc và điều chỉnh nhiệt độ phòng không quá lạnh.
- Thăm khám bác sĩ: Nếu có triệu chứng ho hoặc đờm kéo dài, bạn nên đi khám để nhận được sự tư vấn và điều trị kịp thời.