Nhiều năm gần đây, người Việt ngày càng biết quan tâm đến sức khỏe vì thế trong chế độ ăn hàng ngày thường không thể thiếu rau xanh. Theo nghiên cứu của Viện Dinh Dưỡng, tác dụng của rau là cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp đào thải chất độc cholesterol ra khỏi cơ thể và chống táo bón.
Việt Nam nổi tiếng là quốc gia đa dạng về ẩm thực, đặc biệt trái cây và rau xanh vừa phong phú lại ngon lành. Nhắc đến các vị rau tốt, người Việt thường nghĩ ngay đến rau muống, rau dền, rau mồng tơi... mà lại quên mất rằng ở nước ta còn có rất nhiều loại rau dại thơm ngon, có thể tận dụng như một thảo dược chữa bệnh.
3 loại rau dưới đây chính là "rau trường thọ" trong mắt người Nhật, người Trung Quốc, ở nước ta thường bị lãng quên.
Loại rau được người Nhật, người Trung Quốc săn lùng, ở Việt Nam có giá rất rẻ
1. Rau sam
Ở nước ta, rau sam thường mọc rất nhiều ở trong vườn nhà như "cỏ dại", chúng dễ sống, đến mức có thể mọc ở những vùng đất khô cằn không loại rau nào sống sót được.
Thường bị bỏ quên ở Việt Nam nhưng ở các nước Châu Âu, rau sam rất được yêu thích, họ coi đây là loại rau chữa bệnh. Người Trung Quốc cũng rất tôn sùng loại rau này, mệnh danh là "rau trường thọ".
Khi ăn rau sam, người ta tìm thấy vị thanh dịu, chua nhẹ vô cùng đặc biệt. Tuy nhiên, điều đáng trân quý nhất của rau sam chính là nguồn dinh dưỡng dồi dào. Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), rau sam còn có tên gọi khác là mã xỉ hiện, mã xỉ thái. Trong y học cổ truyền, rau sam vị chua tính hàn, không có độc, vào 3 kinh: tâm, can, và tỳ.
Rau sam có công dụng kích thích tiêu hóa, thanh nhiệt, trị nóng do có tính hàn. Hơn nữa, rau sam còn có kháng sinh tự nhiên nên có khả năng sát trùng, chữa trị mẩn ngứa ngoài da...
Ngoài ra, theo nghiên cứu của y học hiện đại, rau sam có chứa nhiều acid béo omega-3 có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch và tăng cường miễn dịch.
2. Rau càng cua
Người dân Nhật Bản vốn nổi tiếng với những bí quyết sống thọ vô cùng đặc biệt, một trong số đó phải kể đến chế độ ăn uống khoa học của họ. Người Nhật rất thích rau càng cua vì hương vị vừa đăng đắng, lạ miệng, hơn nữa còn rất tốt cho sức khỏe. Còn ở Trung Quốc, cây rau này được dùng làm thuốc trị đau nhức khớp, trị phỏng do lửa hoặc nước sôi, trị rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau…
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), trong Đông y, rau càng cua có tác dụng bổ âm huyết, thanh nhiệt, giải độc, thông ứ, chỉ thống, lợi tiểu tiện. Có thể dùng để trị viêm họng, viêm gan, viêm dạ dày ruột, đau nhức xương, tiêu hóa kém...
Ở nước ta, cây rau càng cua thường mọc khắp nơi nhưng không phải ai cũng biết để tận dụng.
3. Rau hẹ
Rau hẹ cực kỳ phổ biến trong các bữa ăn của người Trung Quốc, còn mang tên là rau khởi dương. Sách Bản thảo thập di còn viết: "Rau hẹ là ấm nhất, có ích cho người, nên ăn thường xuyên".
Theo Đông y, rau hẹ có vị cay, hơi chua, tính ấm. Không chỉ là một loại rau ngon, lá hẹ còn được giới chuyên môn tận dụng để trị nhiều bệnh tật vì rất lành tính. Trong loại rau này còn chứa chất flavonoid và lưu huỳnh tự nhiên, có tác dụng chống ung thư hiệu quả, bao gồm ung thư vú, ung thư dạ dày, tuyến tiền liệt…
Hợp chất có trong cây hẹ có khả năng chống viêm mạnh hơn cả thuốc kháng sinh vì nó là một nguồn dồi dào các allcin, odorin, sulfit có thể dùng để chữa nhiễm trùng, viêm tai, viêm lợi… vô cùng hiệu quả.
Đàn ông nếu ăn hẹ sẽ rất tốt vì chúng có thể điều trị bệnh yếu sinh lý và xuất tinh sớm. Một số món ngon từ lá hẹ chữa yếu sinh lý: Tôm xào lá hẹ, lá hẹ xào nấm, hẹ xào lươn, cháo hẹ…