Bà mẹ Amy người Singapore đã chia sẻ với chuyên trang The Asian Parent một công thức nấu ăn đặc biệt cho món phở làm từ sữa mẹ. Amy quả thực rất sáng tạo trong việc tận dụng lượng sữa thừa.
Amy cũng kể về kinh nghiệm làm mẹ cũng như quá trình cho con bú của cô đến thời điểm hiện tại.
Vẫn thừa sữa cho con bú dù 1 tuần sau sinh, sữa mới về
Tôi là Amy và tôi là mẹ của một cậu bé ba tháng tuổi. Thằng bé là cả thế giới của tôi và hành trình tôi làm mẹ không tránh khỏi những khó khăn, mệt nhọc nhưng chắc chắn là một một khoảng thời gian đáng quý. Những đêm dài thức trắng, những ngày dài kiệt sức, nhưng tất cả đều đáng giá. Chỉ cần nhìn thấy khuôn mặt nhỏ nhắn của đứa con thân yêu, tôi có niềm tin rằng mọi thứ sẽ dần trở nên tốt hơn.
Con tôi chỉ bú sữa mẹ. Nhưng thời gian đầu tôi cho con bú không dễ dàng như vậy. Tôi mong mọi bà mẹ không nên quá lo lắng trong một vài ngày đầu sau sinh nếu họ không thấy sữa xuất hiện ngay lập tức.
Amy và con trai.
Tôi chỉ có sữa sau sinh một tuần. Tôi thực sự rất căng thẳng bởi một vài ngày đầu tiên trong viện tôi không hề có sữa. Tôi có một vài giọt sữa non, đúng vậy, chỉ một vài giọt. Nhưng mọi người trong bệnh viện, từ y tá, chuyên gia tư vấn về sữa mẹ đến bác sĩ đều an ủi tôi hãy yên tâm nếu tôi không có nhiều sữa bởi đứa nhỏ chưa cần bú nhiều.
Nhưng tôi đã thấy điều gì xảy đến với con trai tôi. Thằng bé khóc dữ dội và không nín thậm chí sau khi bú mẹ hơn nửa tiếng đồng hồ. Con trông thực sự bị thiếu nước. Và sau một ngày rưỡi, tôi không thể nhìn con tội nghiệp như vậy nữa và yêu cầu y tá cho con ăn sữa công thức. Thằng bé dần nín và ngủ ngon lành mỗi lần quay về phòng tôi từ chỗ y tá bởi con rõ ràng đã được ăn đủ sữa. Vậy nên những người mẹ đang nuôi con nhỏ làm ơn hãy nghe theo bản năng làm mẹ của mình và cho con ăn đủ sữa. Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh nhưng nếu người mẹ không có đủ sữa trong một vài ngày đầu, thì cho trẻ ăn một chút sữa công thức sẽ tốt hơn việc để đứa trẻ mất nước và mệt mỏi.
Tôi thực sự may mắn bởi tôi bắt đầu có sữa một tuần sau sinh. Và đến giờ tôi vẫn có đủ sữa cho con bú và thậm chí có thừa. Nhờ đó hiện tại con tôi hoàn toàn bú sữa mẹ.
Từ khi có sữa thừa, tôi bắt đầu ủng hộ sữa cho những bà mẹ không có đủ sữa. Tuy nhiên cũng có những ngày, tôi nhiều sữa thừa đến mức không cất đủ trong tủ lạnh. Vì vậy tôi bắt đầu nghĩ cách tận dụng sữa của mình bởi như nhiều người đã biết, sữa mẹ là "vàng lỏng" có rất nhiều ích lợi, đó là chưa để đến công sức mà chúng ta đã bỏ ra để vắt sữa.
Đến nay tôi đã thử vài cách tận dụng sữa thừa (bên cạnh việc ủng hộ cho những người mẹ không đủ sữa), bao gồm: thêm sữa vào cà phê, làm thành mặt nạ đắp mặt và tẩy da chết cho cơ thể, làm thành món bánh trứng sữa flan, nướng bánh, muffin và gần đây nhất, tôi đã chế biến thành món phở từ sữa mẹ. Sau khi thử nghiệm và thành công, tôi quyết định chia sẻ công thức này với tất cả những bà mẹ khác. Tôi muốn họ hiểu rằng sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá đối với cả đứa trẻ và người mẹ.
Vì sao chúng ta uống sữa bò, sữa dê mà không thể uống sữa mẹ? Vậy nên lần tới khi bạn muốn mua sữa bò cho bất kỳ công thức nấu ăn nào, hãy suy nghĩ lại, và tìm đến lượng sữa thừa của mình đầu tiên.
Với tất cả những điều trên đây, tôi sẽ chia sẻ công thức chế biến món phở làm từ sữa mẹ. Tôi cũng lưu ý rằng tôi không phải một đầu bếp chuyên nghiệp, tôi chỉ là một bà mẹ muốn chia sẻ một công thức đơn giản cho những bà mẹ khác cùng thử nghiệm.
Công thức cho món phở làm từ sữa mẹ
- 400g bột mỳ.
- 140ml sữa mẹ (con số này chỉ mang tính ước lượng, sữa mẹ nên bổ sung từng chút một, đến khi bột nhào không quá khô hoặc quá ướt).
- Khoảng 1/4 thìa cà phê muối.
Món phở sữa mẹ nấu tôm và thịt băm.
Trộn muối với bột mì và thêm sữa vào hỗn hợp này đến khi bột nhào hình thành.
Nhào bột khoảng 15 phút đến khi bột mềm ra. Che bột bằng một cái khăn. Để bột ủ trong khoảng 2 tiếng ở nhiệt độ phòng (24 độ C) hoặc trong tủ lạnh qua đêm.
Sau thời gian ủ bột, lấy bột ra, chia thành 4 phần. Dùng chày cán bột để cán từng phần bột đã nhào thành miếng mỏng (rắc bột mì để bột nhào không dính).
Sau khi bột nhào được cán thành từng miếng mỏng, gấp hai đầu của miếng bột mỏng vào giữa và cắt thành từng sợi nhỏ bằng một con dao sắc. Sau đó dọn sạch phần bột mì thừa và thả vào nước sôi để nấu thành phở (trong khoảng 2-3 phút).
Và đây là thành quả, món phở tự làm đầy dinh dưỡng dễ bảo quản, luôn sẵn sàng cho bất kỳ món phở nào bạn muốn.
Tôi làm món phở tôm và thịt lợn xay nhỏ, còn bạn dự định chế biến món phở của mình như thế nào?
Nguồn: Parent