Chuyện người trong cuộc

Thời kỳ dậy thì đánh dấu sự bắt đầu “làm việc” của cơ quan sinh dục cùng các nội tiết tố, tiếp theo đó là giai đoạn sinh sản. Hết tuổi sinh sản, nội tiết tố giảm dần, báo hiệu bằng chu kỳ kinh nguyệt thất thường, sau đó tắt hẳn.

Ở thời kỳ này, ba vòng bắt đầu phát triển “nhầm lẫn”: vòng 2 cần nhỏ thì to, vòng 1 và vòng 3 cần to thì lại nhỏ… Chưa kể, một số “nội thất” (âm đạo) khi thì khô hạn, khi thì đau rát. Còn nữa, da dẻ xuống cấp, các vết sạm, nám, đốm… “chen chân” tấn công làn da, khiến chúng trở nên xấu xí, thô ráp.

Không chấp nhận sự xuống cấp này, một số chị đã tìm đến các sản phẩm bổ sung nội tiết tố có chứa sâm. Có người sau khi dùng, cảm thấy bừng bừng khí thế xuân thì, sức khỏe tăng vọt. Sự sung sức còn xuất hiện cả trong chuyện “nhận bài” của chồng. Chồng hài lòng nên thấy hết hộp này, mua ngay hộp khác bỏ vào túi vợ.

Dùng đến hộp thứ ba, chị bắt đầu lo lắng. Liệu “doping” kiểu này có bị “rã máy” sớm hay không? Có trường hợp tìm đến sản phẩm nội tiết tố chứa mầm đậu nành, sau khi uống, chị thấy da dẻ hồng hào, mắt trong sáng, sắc mặt tươi tỉnh…

Nhưng trong một lần đi khám sức khỏe tổng quát thì phát hiện bị u xơ tử cung. Bác sĩ khuyên không nên dùng những sản phẩm chứa mầm đậu nành. Nghiêm trọng nhất là những trường hợp bổ sung nội tiết tố sản xuất bằng hóa chất, sau đó “khổ chủ” mới phát hiện mình bị ung thư vú, khối u được nội tiết tố “kích hoạt” nên lớn nhanh như thổi.

Thực - hư về bổ sung nội tiết tố để... trẻ lâu 1

Dùng thế nào là đúng?

TS Nguyễn Hữu Đức - Đại học Y Dược TP.HCM cho biết: “Thực phẩm chức năng không phải là thuốc, vì thế không chịu những quy định khắt khe như thuốc. Một loại thuốc muốn xuất hiện trên thị trường phải trải qua nhiều khâu thử nghiệm, kiểm duyệt, chỉ đến khi có kết quả như ý mới được đưa vào sử dụng.

Trong khi đó, thực phẩm chức năng ra thị trường dễ dàng hơn nhiều, khiến người tiêu dùng nhận hiệu quả theo kiểu “phước chủ may thầy”. Vì thế, khi dùng những sản phẩm này, cần tuân theo đúng liều lượng hướng dẫn, khi thấy có hiện tượng bất thường nên ngưng sử dụng”.

Xuất phát từ việc bổ sung nội tiết tố từ hóa chất làm tăng nguy cơ ung thư tử cung, ung thư vú… BS Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán y khoa TP.HCM cho rằng: “Nội tiết tố suy giảm vào tuổi xế chiều để người phụ nữ tiến tới giai đoạn nghỉ ngơi (ngưng sinh sản).

Vì thế, nếu buộc cơ quan sinh dục hoạt động là đi ngược với tự nhiên. Việc “đánh bóng” này chỉ được một giai đoạn nhất thời, nhưng hậu quả khó lường. Riêng những trường hợp mắc bệnh do thiếu vắng nội tiết tố, cần chẩn đoán cụ thể và uống bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ”.

Trong giai đoạn mãn kinh, tiền mãn kinh, có nhiều người bị các triệu chứng rất khó chịu: bốc hỏa, hoa mắt chóng mặt, ù tai, vã mồ hôi, đổ mồ hôi trộm về ban đêm, mất ngủ, người lúc nóng lúc lạnh; nguy cơ loãng xương, đau nhức xương, cảm giác tê buồn tay chân…

Nhưng cũng có người “vượt” qua giai đoạn này mà không hề có triệu chứng gì. Huấn luyện viên yoga Lê Ái Liên, năm 1983 bị rất nhiều bệnh (trĩ, mất ngủ, ăn không ngon, đau cột sống…) buộc phải nghỉ làm. Chị đã chọn luyện tập yoga để đẩy lùi các căn bệnh và sau nhiều năm luyện tập, nay chị đã trở thành huấn luyện viên yoga có tiếng.


Béo phì, mụn trứng cá, rụng tóc, hệ miễn dịch suy yếu... đều có thể do rối loạn nội tiết

Thực - hư về bổ sung nội tiết tố để... trẻ lâu 2