Tính đến ngày 2/3, tổng ca nhiễm Covid-19 ở Nhật là 256 ca, trong đó có 6 trường hợp tử vong, theo số liệu từ SCMP. Trước tình hình này, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thông báo với truyền thông rằng chính phủ sẽ ra sức ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan trong 2 tuần tới.
Ông nói thêm rằng, Nhật Bản sẽ sử dụng khoản tiền dự trữ hơn 270 tỷ yên (khoảng 58 nghìn tỷ đồng) để ra các biện pháp đối phó khẩn cấp thứ 2 trong khoảng 10 ngày tới.
Thủ tướng khẳng định, hai tuần tới sẽ là giai đoạn quan trọng để kiểm soát sự lây lan của dịch Covid-19. Để ngăn chặn sự lây lan này, các hoạt động thể thao và giải trí trên khắp Nhật Bản tạm thời ngừng hoặc hoãn lại. Các trường tiểu học và trung học cơ sở trở lên trên toàn quốc cũng sẽ tạm thời đóng cửa. Ngoài ra, các buổi lễ tốt nghiệp cũng sẽ được dời lại và đợi quyết định sau.
Trước tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp ở Nhật Bản thì có một số tin đồn được lan truyền trên mạng xã hội. Cụ thể, nhiều người cho rằng ở Nhật Bản trong những ngày này, người ta thường hỏi nhau rằng: "Hôm nay bạn có lấy giấy vệ sinh không?"
Senshan Moriyama, một người quản lý của Dược phẩm Shinseido nói với truyền thông, nhiều cửa hàng đã cháy hàng giấy vệ sinh sau một buổi trưa. Đồng thời, một số người đã lợi dụng sự thiếu hụt này để bán với giá cao. Khi được hỏi tại sao người dân lại đổ xô mua giấy vệ sinh như thế, Moriyama trả lời rằng, họ thấy những tin đồn liên quan đến dịch Covid-19 nên đã vội vàng mua nó.
Rốt cuộc có tin đồn gì mà khiến mọi người lại hoang mang như thế?
Thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội Nhật Bản cho rằng giấy vệ sinh Nhật Bản được sản xuất từ chất liệu Trung Quốc. Nhưng do tình hình dịch Covid-19 ở Trung Quốc đang diễn biến phức tạp nên người Nhật sợ sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất giấy vệ sinh, nghiêm trọng hơn là họ sợ sẽ không có giấy sử dụng trong thời gian sắp tới.
Sau khi sự việc xảy ra, chính phủ Nhật Bản và các nhóm ngành công nghiệp liên quan đã công khai tin đồn này và trấn an người dân.
Hiệp hội Công nghiệp Hàng tiêu dùng gia đình Nhật Bản đã đính chính tin đồn này và cho biết, hầu hết giấy vệ sinh ở Nhật Bản đều được sản xuất tại Nhật và không sử dụng mọi chất liệu từ Trung Quốc như tin đồn.
Siêu thị và các cửa hàng tiện lợi đều không còn giấy vệ sinh.
Hiện tại, hàng tồn kho vẫn đủ, nên người dân không phải lo lắng về việc hết hàng do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Ngoài ra, Hiệp hội cũng nhấn mạnh có 98% giấy vệ sinh được sản xuất trong nước, đồng thời trong đó có 70% chất liệu được lấy từ giấy tái chế, hoặc được sản xuất bằng cách hòa tan giấy in, báo và các vật liệu khác bị vứt bỏ ở văn phòng, 30% còn lại là gỗ nhập khẩu từ nước ngoài, chủ yếu là Canada, Indonesia và các nước khác có nguồn tài nguyên là gỗ. Cuối cùng, tỷ lệ chất liệu nhập khẩu từ Trung Quốc chỉ chiếm 2%.
Tại buổi họp báo, Phó Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản - Naoki Okada, cũng bày tỏ với truyền thông rằng, ông hy vọng người tiêu dùng sẽ bình tĩnh, đồng thời ông cũng cam kết không có chuyện tích trữ và bán lại.
Một phóng viên của Thông tấn xã Trung Quốc đã ghé thăm một vài siêu thị lớn ở Tokyo vào ngày 28/2 và nhận thấy rằng những loại giấy gia dụng bao gồm giấy vệ sinh, khăn ướt đều đã được mua sạch.
Một số cửa hàng cũng đăng thông báo rằng: "Xin lỗi vì mọi người chỉ có thể mua được một gói giấy". Ngoài ra, phóng viên cũng đã phỏng vấn một số người đến đây và biết được rằng hôm qua (27/2), khi tin đồn được lan truyền, họ đã không chần chừ mà lao ra các cửa hàng và siêu thị để mua giấy vệ sinh cho bằng được nhưng đáng tiếc đã hết hàng.
Long Lệ Hoa, một người Hoa sống ở Tokyo trong nhiều năm, nói với phóng viên rằng, từ kinh nghiệm trong quá khứ đã cho thấy rằng, khi Nhật Bản xảy ra động đất lớn, người dân cũng đã từng đổ xô mua giấy vệ sinh, nhưng cũng không có ảnh hưởng gì lớn. Long Lệ Hoa cho rằng dịch Covid-19 và trận động đất lớn ấy không giống nhau nên không cần quá lo lắng.
(Nguồn: 163)
* Cập nhật diễn biến tình hình dịch bệnh Covid-19 tại đây.