Cách đây không lâu, Bệnh viện nhi đồng Thâm Quyến đã tiếp nhận một đứa trẻ 2 tuổi được bố đưa đến bệnh viện trong tình trạng khó thở, ho khan. Người mẹ nói: "Bác sĩ, hãy khám cho con tôi, bác sĩ ở bệnh viện địa phương của chúng tôi nói rằng nó đã nuốt một đồng xu". Bác sĩ đã xem phim chụp X-quang và phát hiện đứa trẻ nuốt phải không phải là đồng xu, nó có thể là một viên pin cúc áo thông thường ở nhà, cần phải cho đứa trẻ phẫu thuật khẩn cấp.

Pin cúc áo đã chuyển sang màu đen sau khi được lấy ra

Thực quản của đứa trẻ 2 tuổi bị cháy đen, phải mổ cấp cứu vì ăn phải thứ này - Ảnh 1.

Đứa trẻ đã nuốt phải pin cúc áo

Hóa ra là 12 ngày trước, khi Tiểu Toàn đang chơi ở nhà, đứa trẻ vô tình mở nắp sau chiếc điều khiển TV, sau đó chiếc pin cúc áo rơi xuống đất, nên cậu bé đã đưa vào miệng. Sau hơn 10 ngày Tiểu Toàn không muốn ăn, tinh thần không được tốt. Người mẹ cho biết, thường ngày mỗi lần đứa trẻ bú được 180ml sữa, nhưng dần dần Tiểu Toàn chỉ ăn được khoảng 90ml, về sau bỏ ăn và thường xuyên nôn trớ.

Thấy con ngày càng có những biểu hiện nguy hiểm, bố Tiểu Toàn cảm thấy có điều gì đó không ổn nên đưa con đến bệnh viện gần đó, bác sĩ cho biết do đứa trẻ đã nuốt phải một "vật thể tròn", đó có thể là đồng xu. Vì đứa trẻ đang trong tình trạng rất xấu, nên bệnh viện địa phương khuyên cho đưa trẻ đến Bệnh viện Nhi đồng Thâm Quyến để điều trị. Kiểm tra thêm thì khẳng định "vật thể tròn" mắc kẹt ở vùng chiếu chồng lên trung thất trên và cột sống của cháu bé (mức độ 2-3 đốt sống ngực) là pin cúc áo.

Thực quản của đứa trẻ 2 tuổi bị cháy đen, phải mổ cấp cứu vì ăn phải thứ này - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

9 giờ đêm hôm đó, Tiểu Toàn vào phòng mổ. May mắn thay, cuộc phẫu thuật diễn ra suôn sẻ, và pin cúc áo đã được bác sĩ gắp ra ngoài. Tuy nhiên, do để lâu nên pin đã bị cháy xém khi lấy ra, niêm mạc thực quản của Tiểu Toàn bị ăn mòn nghiêm trọng, xung quanh xuất hiện một số lượng lớn vảy đen, chỉ cần chạm nhẹ sẽ chảy máu.

Sau khi phẫu thuật, có thời điểm trẻ chỉ ăn được bằng cách đặt ống thông dạ dày, đến ngày thứ 8 mới dần trở lại chế độ ăn bình thường. Hiện tại, Tiểu Toàn đã ổn và đã được xuất viện. Trên thực tế tình huống nguy hiểm do trẻ nuốt phải không ít, ví dụ như nuốt phải tấm kính, kim thêu…

Cha mẹ cần chú ý khi trẻ động vào những đồ vật dưới đây

Dị vật đường thở

1. Dị vật nguồn gốc thực vật (trên 80%): các loại hạt (hạt dưa, lạc, hạt sen, đậu đỗ ...), quả nhỏ (nhãn, nho, vải ...), thạch, hạt gạo hoặc hạt quả.

2. Dị vật động vật: thịt viên;

3. Các vật lạ nhỏ khác: pin cúc áo, cúc áo

Vật thể lạ trong đường tiêu hóa

Thực quản của đứa trẻ 2 tuổi bị cháy đen, phải mổ cấp cứu vì ăn phải thứ này - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

1. Thức ăn: xương ống (xương cá), hầm quả (táo tàu hầm), cơm nắm;

2. Đồ nhỏ: đồ chơi nhỏ, tiền xu, cúc áo, pin cúc áo, nam châm, ghim cài, ống đựng bút, bi thép, nhẫn,…

Những thứ nhỏ nhặt này cần để tránh xa tầm với của trẻ nhỏ

- Nhẫn, vòng tay và đồ trang sức nhỏ khác.

- Mỹ phẩm hàng ngày như son môi và kem dưỡng da.

- Thạch, thức ăn hạt.

- Các vật nhỏ như đồng xu và bóng thủy tinh.

- Các bộ phận nhỏ của đồ chơi.

- Thuốc gia truyền.

Ngăn trẻ nuốt nhầm đồ vật, cha mẹ nên làm gì?

Thực quản của đứa trẻ 2 tuổi bị cháy đen, phải mổ cấp cứu vì ăn phải thứ này - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

- Các bậc phụ huynh cần nâng cao ý thức phòng tránh và để trẻ tránh xa các dị vật. Sử dụng đồ chơi an toàn, chẳng hạn như tránh đồ chơi có các bộ phận quá nhỏ cho trẻ sơ sinh. Không cho trẻ chơi với đồng xu, nút, bi thép và những thứ nhỏ khác, để tránh trẻ bỏ vào trong miệng. Đừng chơi với những mảnh vỡ của quả bóng bay.

- Xây dựng thói quen tập trung ăn uống tốt. Tránh làm cho trẻ cười hoặc khóc khi chúng ăn và không chạy. Nhai chậm, nhai kỹ trước khi nuốt.

- Chú ý những điều này khi ăn.

Trước khi cho trẻ ăn cháo phải lọc bỏ xương ống, xương cá… hoặc tán nhuyễn các thứ trong nước canh rồi mới cho trẻ ăn. Trẻ em từ 3-5 tuổi nên cố gắng tránh các loại thực phẩm như hạt dưa và đậu phộng.

Nguồn: Sohu