Sau đây là tổng hợp những lưu ý quan trọng nhằm giúp bố mẹ thêm tự tin chăm sóc làn da mỏng manh của con yêu khỏi chứng hăm tã.
Hăm tã có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, tuy nhiên một trong những nguyên nhân chính là bố mẹ đã để bé đóng tã quá lâu, tạo cơ hội cho các enzyme từ phân và nước tiểu có điều kiện tiếp xúc với da, gây kích ứng và dẫn tới hăm. Vậy nên, để phòng ngừa hăm tã, bố mẹ nên sử dụng một loại thuốc chống hăm nhằm tạo một lớp màng ngăn cách giữa da bé và chất thải trong tã. Bên cạnh đó, để việc điều trị hăm tã cho bé có kết quả tốt nhất, mẹ nên lưu ý những tiêu chí sau đây để lưa chọn một chế phẩm phù hợp và hiệu quả cho bé.
Có dạng bào chế nước trong dầu
Theo khuyến cáo của các chuyên gia da liễu, thuốc chống hăm có dạng bào chế nước trong dầu (hay dạng mỡ) được ưu tiên sử dụng hơn các dạng bào chế khác vì vừa có chức năng tạo được lớp màng ngăn cách không cho da bé tiếp xúc với các chất gây kích ứng, vừa hạn chế sự ma sát giữa da và tã giấy, giúp phòng ngừa và điều trị hăm tã một cách hiệu quả.
Có khả năng làm lành thương tổn cho da bé một cách nhẹ nhàng
Các sản phẩm có chứa Dexpanthenol hay tiền Vitamin B5 đã được chứng minh lâm sàng là có hiệu quả trong việc củng cố và bồi đắp lá chắn da qua việc kích thích hoạt động của tế bào da, nhờ đó thúc đẩy quá trình làm lành vết thương trên da bé một cách nhẹ nhàng và nhanh chóng.
Chọn thuốc mỡ đảm bảo quá trình trao đổi khí bình thường cho da bé
Có chức năng dưỡng ẩm tối đa và không ngăn cản sự trao đổi khí tự nhiên của da bé
Khi bị bít lỗ chân lông, da bé càng dễ bị hăm tã.Vì vậy khi chọn thuốc phòng và trị hăm tã cho bé phải đảm bảo quá trình trao đổi khí diễn ra bình thường. Hiện nay, có nhiều loại chế phẩm để bố mẹ áp dụng điều trị hăm tã cho bé, trong đó, thuốc mỡ có chứa Lanolin – chiết xuất từ mỡ cừu tự nhiên được khuyên dùng nhiều nhất. Được sản sinh ra bởi tuyến bã nhờn của cừu và có tính chất bán thông thoáng, hoạt chất Lanolin vừa giúp tạo “hàng rào bảo vệ” không cho da bé tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng da vừa không ngăn cản sự trao đổi khí tự nhiên ở da bé. Ngoài ra, Lanolin cũng có khả năng dưỡng ẩm tối đa, giúp da bé luôn mịn màng và khỏe mạnh.
Không chứa các chất tạo màu, tạo mùi, và chất bảo quản
Các chất này có thể gây kích ứng cho da bé mà lại không có tác dụng trong việc chữa trị hăm tã. Theo nghiên cứu của giáo sư Krafchick, trưởng khoa da liễu trẻ em tại Đại học Toronto, Canada, có tới 50% trẻ sơ sinh mắc phải chứng hăm tã và thường phát triển mạnh nhất trong giai đoạn từ 6 – 9 tháng tuổi. Làn da của bé ở tuổi này mỏng gấp 5 lần so với da người lớn nên cực kỳ nhạy cảm và dễ dàng bị viêm nhiễm bởi những hóa chất độc hại. Chính vì vậy, khi lựa chọn thuốc chống hăm, các mẹ nên mua các loại thuốc mỡ không màu, không mùi, không chứa chất khử trùng hoặc chất bảo quản để điều trị hăm tã cho bé.
Dễ sử dụng, dễ bôi rửa, không gây trầy xước da bé
Tiêu chí hiệu quả và dễ dàng sử dụng chính là ưu tiên hàng đầu của các bố mẹ hiện đại. Nếu như các chế phẩm dạng hồ buộc phải rửa mạnh, dạng kem lại nhanh chóng bị rửa trôi, phấn rôm lại gây bít lỗ chân lông thì tốt nhất bố mẹ nên chọn dùng thuốc mỡ để điều trị hăm tã cho bé yêu. Với đặc tính bôi trơn, thuốc mỡ không chỉ làm giảm lực ma sát do tiếp xúc giữa da bé và tã giấy mà còn dễ bôi rửa giúp hạn chế việc gây tổn thương cho làn da nhạy cảm của bé.
Click vào đây để xem thông tin chi tiết của thuốc mỡ Bepanthen
Thực tế, hăm tã là một chứng viêm nhiễm không quá nguy hiểm nhưng cũng đủ khiến bé phải khó chịu. Chính vì vậy, sẽ thật tuyệt vời nếu bố mẹ tinh ý lựa chọn loại thuốc mỡ có chứa bộ đôi tác động kép Lanolin và Dexpanthenol với tác dụng phòng ngừa và điều trị hăm tã cho bé.
Nguồn: Faceinteraction.vn