Phụ nữ vốn dĩ không phải sinh ra đã mạnh mẽ, một người phụ nữ cũng giống như một túi trà, bạn sẽ không thể nói cô ta mạnh mẽ thế nào cho tới khi đặt cô ta vào nước nóng. Họ mạnh mẽ vì cuộc sống bắt họ phải mạnh mẽ vì người thân, vì con cái mà họ mạnh mẽ để làm chỗ dựa cho con.

Chính vì vậy mà mới đây khi cư dân mạng chia sẻ hình ảnh của một người phụ nữ mạnh mẽ, làm công việc nặng nhọc vốn của đàn ông, trên lưng lại còn địu con nhỏ đứng chênh vênh trên giàn giáo mà sao lòng ai nấy đều xót xa.

em bé theo mẹ đi làm
Em bé theo mẹ đi làm ở độ cao chênh vênh khiến nhiều người xót xa.

Ngay sau khi được đăng tải trên một diễn đàn dành cho cha mẹ, bức ảnh đã thu hút được sự quan tâm rất lớn. Đa số cư dân mạng đều cảm thấy thương thấy thương thay cho thân phận phụ nữ nghèo và em bé đang tuổi ăn tuổi chơi nhưng đã phải rong ruổi theo mẹ đi làm: “Thương quá”, “Xót xa quá”, “Nghĩ mà thương thân phận phụ nữ quá các mẹ ạ. Bé theo xây vì lời ru của mẹ. Điệu ru buồn của đất nước ngàn năm. Ngàn năm mẹ vẫn đi xây. Lưng còng mưa nắng mong ngày con vui”, “Tội em quá! Nó cứ nhìn xuống dưới hoài à, chắc nó sợ lắm. Thương em! Nhìn mà nước mắt cứ muốn chảy thôi“, “Mong sao em bé lớn lên biết thương mẹ”… 

Tuy nhiên cũng có người thay vì thương thì cho kiếp người phụ nữ nghèo mưu sinh thì lại trách móc người mẹ vô tâm, leo trèo làm việc trên cao mà còn cho con đi theo: “Nguy hiểm cho bé quá. Sao mẹ này không cho bé đi gửi trẻ để làm việc sẽ dễ dàng hơn?”.

em bé theo mẹ đi làm

em bé theo mẹ đi làm
Em bé không quấy khóc, ngồi ngoan trên lưng cho mẹ làm.

Cho rằng không đơn giản là chuyện gửi con nhà trẻ đưa đi đón về, mà cái khó ở đây là thu nhập, điều kiện không cho phép, có lẽ cuộc sống mưu sinh vất vả, nặng nhọc, vì miếng cơm manh áo nên người mẹ mới đánh liều với sinh mệnh, đưa con theo làm. “Kiếm dư tiền mới cho con gửi trẻ được”, Phạm Quang Anh nói.

Cũng theo anh Phạm Quang Anh, khi nhìn vào hoàn cảnh của mọi người thì không nên vội vàng phán xét người này khổ hay người kia khổ, bởi sướng khổ là do cách suy nghĩ của từng người. Trong cái nghèo, cái đói vẫn có những niềm vui giản dị đến từ tình yêu thương và đùm bọc lẫn nhau: "Đừng nghĩ người này khổ, người kia khổ khi nhìn vào gia cảnh người ta. Sướng khổ đều do cách nghĩ mỗi người. Nhiều người cứ nghĩ những gia đình vùng cao, sống trong điều kiện tối thiểu và tồi tàn so với miền xuôi hay thành phố là khổ. Nhưng xin nói luôn, chính chúng ta mới là khổ. Bởi chúng ta khổ trong suy nghĩ. Còn họ tuy nghèo, nhưng nụ cười, sự trong sáng, tính chân thành, sự chân thật nó không mất đi. Còn những người như chúng ta nhìn người này khổ,người kia khổ thì bản thân người nghĩ đã khổ rồi.

Còn khi người ta nói ra là họ khổ vì cái này, vì cái kia thì hãy nói họ khổ. Còn khi họ không nói hay chưa nói thì đừng nói hộ. Bởi có khi người ta sướng hơn mình theo cách suy của họ. Như tôi làm nghề lái xe khách chạy du lịch, mùng 1 ngày rằm tôi ăn chay. Nhưng nhiều khách bảo sao phải khổ thế. Còn tôi bảo luôn, chuyện này bình thường. Mình thấy thoải mái là được, người nào nghĩ mình khổ thì người đó mới khổ bởi chưa thoát dần ra được tham sân si”.

Cũng giống như câu chuyện anh đánh giày câm và chú chó mù nhỏ hàng ngày rong ruổi trên khắp những nẻo đường của TP Sài Gòn nhộn nhịp, phồn hoa của năm ngoái, sau khi được đăng tải, dư luận cho rằng anh khổ, tỏ ra xót thương anh rồi rầm rập đến cho anh tiền. Thế nhưng, họ đâu biết rằng, với anh niềm vui giản dị lắm, chỉ là được ở bên chú chó nhỏ. Vậy mới biết, hạnh phúc thật giản dị, và có lẽ người phụ nữ địu con đi làm kia theo mọi người đánh giá là khổ nhưng lại đang cảm thấy hài lòng với cuộc sống, với niềm vui con cái khỏe mạnh. Còn đứa bé thì có niềm vui là được bên mẹ mọi lúc mọi nơi, không có cảm giác bị mẹ bỏ rơi vì bận bịu vì mải mê kiếm tiền. Hạnh phúc hay không là tùy thuộc vào suy nghĩ của từng người.