Những bức ảnh khủng khiếp này có thể khiến bạn suy nghĩ lại ít nhất 2 lần (có lẽ vậy) trước khi để ai đó dùng kim tiêm chất làm đầy lên khuôn mặt xinh xắn của mình. Nhất là vào giai đoạn Tết Nguyên Đán đang cận kề, nhiều chị em muốn tân trang nhan sắc lên một tầm mới thì càng phải lưu ý bởi có thể "lợn què hóa lợn toi" trong tích tắc.

Là một trường hợp khá điển hình trong chiến dịch mang tên Hadious Fill của Fabious, tổ chức đã chọn chia sẻ các báo cáo về trường hợp gây sốc để nhằm nâng cao nhận thức về các thương tích tàn khốc mà chất làm đầy hay còn gọi là filler có thể gây ra.

Tiêm chất làm đầy, người phụ nữ bị hoại tử môi nặng đến nỗi rơi cả một mảng thịt ở môi ra ngoài - Ảnh 1.

Từ hình ảnh thịt thối đen đến cứng, sần và nhiễm khuẩn khó chịu trên môi, các bác sĩ đã lên tiếng cảnh báo về các biến chứng khó chịu có thể khiến đôi môi của chị em bị biến dạng vĩnh viễn không thể phục hồi.

Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp trước khi làm, chị em đều không hề được cảnh báo về những tác dụng phụ kinh khủng này trước đó. Tất cả chỉ là những lời mời chào đầy hấp dẫn khi làm đẹp bằng chất làm đầy như "làm đẹp nhanh, an toàn với giá cả phải chăng" để cải thiện ngoại hình của bạn.

Đó là lý do tại sao The Sun đã phát động chiến dịch mới, nhằm trấn áp các thương nhân lừa đảo và nâng cao nhận thức về những nguy hiểm mà phụ nữ phải đối mặt khi làm đẹp bằng chất làm đầy.

BS thẩm mỹ nội khoa Niall Kirkpatrick - người chuyên sửa chữa những ca tiêm chất làm đầy bị hỏng tại Mỹ - cảnh báo mọi người có nguy cơ bị thối rữa mô, nhiễm trùng khủng khiếp - thậm chí mù lòa, với ước tính có khoảng 200 người tìm đến ông đã mất thị lực sau khi tiêm chất làm đầy.

Ông nói với The Sun: "Có một danh sách dài các biến chứng có thể xảy ra do tiêm filler và hầu hết tất cả các bệnh nhân đến gặp tôi đều gặp vấn đề không bao giờ được khuyên bảo trước đó rằng những điều này có thể xảy ra với họ".

Tiêm chất làm đầy, người phụ nữ bị hoại tử môi nặng đến nỗi rơi cả một mảng thịt ở môi ra ngoài - Ảnh 3.

Hầu hết, khách hàng tìm đến ông để sửa chữa đều không biết chất gì được tiêm vào da họ, khiến việc điều trị, phục hồi càng trở nên khó khăn hơn. "Thường thì có thể rất khó để tìm ra chất làm đầy nào đã được tiêm vào bệnh nhân vì các cơ sở không lưu giữ hồ sơ lâm sàng", chuyên gia nhấn mạnh.

Vị chuyên gia này cũng tiết lộ thêm một số biến chứng kinh hoàng sau tiêm chất làm đầy từ một số khách hàng tìm đến ông để sửa chữa. Nhìn những hình ảnh này đi và có lẽ bạn sẽ rút ra được bài học đáng quý khi quyết định tiêm chất làm đầy vào bất cứ khu vực nào để làm đẹp đón Tết:

Vùng má hoại tử nặng sau khi tiêm chất làm đầy

Một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của chất làm đầy là biến khu vực thẩm mỹ thành một khối thối rữa, hoại tử. Chuyên gia thẩm mỹ Kirkpatrick (người phát ngôn của Hiệp hội Phẫu thuật Thẩm mỹ và Tái tạo (BAPRAS) của Anh, nói với The Sun: "Tiêm chất làm đầy vào động mạch và tĩnh mạch có thể khiến các mô bị chết".

Nếu tiêm quá nhiều hoặc đặt sai vị trí, nó có thể gây áp lực lên động mạch và cắt đứt nguồn cung cấp máu, cuối cùng có thể khiến mô hoặc cơ quan bị ảnh hưởng tê liệt vĩnh viễn. Khu vực thường bị ảnh hưởng nhiều nhất là phần trán trên, giữa lông mày do số lượng mạch máu nhỏ. Khu vực khác được tiêm chất làm đầy nhiều là nếp gấp mũi hay rãnh cười nhưng cũng có nguy cơ biến chứng không kém. Nó gần với động mạch và biến chứng xảy ra là có thể cắt đứt nguồn cung cấp máu ở bên cạnh mũi.

Tiêm chất làm đầy, người phụ nữ bị hoại tử môi nặng đến nỗi rơi cả một mảng thịt ở môi ra ngoài - Ảnh 4.

Trong một trường hợp gây sốc, một phụ nữ 52 tuổi đã phải chịu một phản ứng kinh hoàng sau khi được tiêm chất làm đầy axit hyaluronic trong nếp gấp mũi. Theo một bài báo được công bố trên Tạp chí Da liễu lâm sàng và thẩm mỹ, các triệu chứng của cô bắt đầu vào khoảng 15 giờ sau đó. Làn da cô đỏ ửng, đau đớn và bắt đầu chuyển sang màu tím. Trong vòng 48 giờ, cô bị nhiễm trùng màu và da bắt đầu hoại tử. Bệnh nhân phải nhập viện, lấy chất làm đầy ra và dùng thuốc kháng sinh.

Tiêm chất làm đầy, người phụ nữ bị hoại tử môi nặng đến nỗi rơi cả một mảng thịt ở môi ra ngoài - Ảnh 5.

Trong một trường hợp khác, một phụ nữ 61 tuổi được tiêm chất làm đầy vào vùng má để khắc phục sự lồi lõm do sẹo mụn để lại. Nhưng cô cũng bị hoại tử đáng tiếc. Trong một trường hợp tương tự khác, người đàn ông 52 tuổi bị hoại tử da sau khi tiêm chất làm đầy vào má phải để điều trị sẹo do mụn. Nguyên nhân là do động mạch chính bị nén, chặn lại trong quá trình tiêm. Bệnh nhân được điều trị rất tích cực bằng kháng sinh, thuốc kháng virus nhưng ít nhất 5 tháng sau, má của quý ông này vẫn có vết sẹo lớn và phải tránh tuyệt đối ánh nắng mặt trời.

Tiêm chất làm đầy, người phụ nữ bị hoại tử môi nặng đến nỗi rơi cả một mảng thịt ở môi ra ngoài - Ảnh 6.

Sưng phồng môi do tiêm chất làm đầy vón cục

"Đau, đóng vón thành cục cứng thường được gọi là u hạt có thể là biến chứng hiếm gặp nhưng vô cùng tàn khốc của tiêm chất làm đầy. U hạt có thể phát triển nhiều tháng, thậm chí nhiều năm sau khi tiêm filler", ông Kirkpatrick nói với The Sun.

Ban đầu, chất làm đầy được tiêm vào có thể mềm mại nhưng theo thời gian, chúng bị cứng lại, vôi hóa. Điều này thường xảy ra sau khi tiêm với các sản phẩm không phân hủy sinh học hoàn toàn hoặc chỉ phân hủy sinh học một phần.

Tiêm chất làm đầy, người phụ nữ bị hoại tử môi nặng đến nỗi rơi cả một mảng thịt ở môi ra ngoài - Ảnh 8.

Một phụ nữ 50 tuổi đã bị nổi sần cứng dưới môi 10 năm sau khi tiêm chất làm đầy. Theo thông tin được công bố trên Báo cáo trường hợp lâm sàng, các bác sĩ phẫu thuật đã loại bỏ khối u và phát hiện ra đó là u hạt nhiễm khuẩn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hình thành u hạt sớm hay muộn nhưng chất làm đầy là một trong những nguyên nhân chính. Thêm nữa, tạp chất trong chất độn hoặc sự phát triển do nhiễm trùng không liên quan đến vị trí chất độn cũng là nguyên nhân đáng sợ. Dù là nguyên nhân nào đi chăng nữa, bệnh nhân đều cảm thấy đau đớn, khó coi và chữa trị tốn kém.

Nhiễm trùng kinh dị do tiêm chất làm đầy

Ông Kirkpatrick cảnh báo: "Cũng giống như bất cứ mũi tiêm nào, tiêm chất làm đầy sẽ có nguy cơ gây nhiễm trùng nếu không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, vô khuẩn. Trong đó, nhiễm trùng mãn tính có thể dẫn đến sẹo biến dạng khó phục hồi. Ngay cả khi chất làm đầy tan biến sau đó thì đôi môi vẫn có thể bị đau đớn nhiễm trùng lâu dài".

Tiêm chất làm đầy, người phụ nữ bị hoại tử môi nặng đến nỗi rơi cả một mảng thịt ở môi ra ngoài - Ảnh 9.

Dấu hiệu sớm của nhiễm trùng vi khuẩn khó chịu - thường trong vài tuần đầu tiên - bao gồm các nốt đỏ, đau, thường có thể được điều trị bằng kháng sinh. Nhưng không điều trị kịp thời, nó sẽ trở thành biến chứng với những nốt sần mềm, đỏ, ấm, có thể co giật, sức khỏe bệnh nhân giảm sút.

Tiêm chất làm đầy, người phụ nữ bị hoại tử môi nặng đến nỗi rơi cả một mảng thịt ở môi ra ngoài - Ảnh 10.

"Rất nhiều người tiêm chất làm đầy hiện nay chưa qua đào tạo và không đủ tiêu chuẩn không đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật trong điều kiện vô trùng, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cấp tính cao hơn. Nhiễm trùng muốn ngăn chặn thường cần phải được dẫn lưu, vi khuẩn được loại bỏ hoàn toàn qua phẫu thuật, cũng như dùng kháng sinh đúng cách", chuyên gia cho biết thêm.

Tiêm chất làm đầy, người phụ nữ bị hoại tử môi nặng đến nỗi rơi cả một mảng thịt ở môi ra ngoài - Ảnh 11.

Xem thêm những bài về Tết Nguyên Đán tại đây!