Vì sao chị em không nên tiêm filler nâng mông?

BS Hà Sỹ Hoàng Tùng (bác sĩ thẩm mỹ da liễu nội khoa tại Bệnh viện Đa khoa G8+ Hoài Đức, Hà Nội và Dr.HASY Medical Beauty) chia sẻ, tiêm chất làm đầy để làm đẹp nói chung là phương pháp thẩm mỹ an toàn nếu người thực hiện là bác sĩ được đào tạo bài bản về y khoa, giàu kinh nghiệm và chất tiêm vào cơ thể được cấp phép, chứng nhận y khoa.

"Tuy nhiên, với vùng mông nói riêng, hầu hết các bác sĩ sẽ không nhận tiêm chất làm đầy ở vùng mông vì tại đây có rất nhiều động mạch lớn và nhiều dây thần kinh. Tiêm một lượng filler lớn vào mông có thể sẽ chèn hoặc tiêm vào những tĩnh mạch, nguy cơ hoại tử rất cao", BS Tùng chia sẻ.

t

Theo BS Tùng thì chị em có thể lựa chọn tiêm tế bào tự phân. Đây được đánh giá là phương pháp an toàn nhất hiện nay. Phương pháp này có cơ chế kích thích cơ thể tập trung và tự tăng sinh các tổ chức như collagen, mỡ, cơ tự nhiên giúp vùng tiêm căng đầy mà lại do chính cơ thể mình sinh ra. 

Nhược điểm của phương pháp là giá thành cao, mông không đầy và thấy rõ ngay sau khi tiêm mà phải đợi cơ thể tăng sinh, có thể phải tiêm 3-4 lần và kéo dài vài tháng để đạt được hình dáng mông mong muốn.

S

Thay vì nâng mông bằng cách tiêm filler, BS Hoàng Tùng gợi ý chị em có thể tham khảo phẫu thuật đặt túi silicon sẽ giữ được lâu bền

Bên cạnh đó, BS Tùng cũng chia sẻ rằng: “Thay vì nâng mông bằng cách tiêm filler, chị em có thể tham khảo phẫu thuật đặt túi silicon sẽ giữ được lâu bền”. Tuy nhiên vị chuyên gia này cũng cho biết nhiều chị em thường e dè với phương pháp này bởi giá thành cao, phục hồi lâu và khá bất tiện cho bệnh nhân trong giai đoạn phục hồi.

BS Hoàng Tùng

"Chị em đừng tham rẻ và nhanh để rồi lựa chọn những phương pháp cũng như người thực hiện không phải bác sĩ và không chuẩn chỉnh về mặt y học, khiến tiền mất tật mang"

Ngoài ra, chuyên này cũng khuyên chị em có thể tập gym đều đặn với những bài tập mông chuyên sâu để sở hữu số đo vòng 3 đáng mơ ước.

Tiêm filler là phương pháp làm đẹp an toàn nếu nắm rõ những điều này

Theo BS Hoàng Tùng, "Filler" thực chất dịch ra là "chất làm đầy nói chung". Có rất nhiều dạng chất làm đầy, ví dụ như mỡ tự thân, silicon, hyaluronic acid... Chất làm đầy hiện nay Việt Nam gọi tên là filler chính là Hyaluronic Acid.

Được sử dụng nhiều trong mỹ phẩm và y học, chất làm đầy có thể làm đầy tạm thời để tạo hình hoặc bôi trơn dịch ổ khớp với những phân tử có độ mềm, rắn khác nhau. Chất này có rất nhiều hãng do nhiều quốc gia sản xuất như Mỹ, Pháp, Hàn Quốc, Thuỵ Sĩ... 

Biến chứng do chất này gây ra rất ít vì Hyaluronic Acid là một chất với hạt phân tử ngậm nước có sẵn trong cơ thể người và tương thích 99% với cơ thể chúng ta.

t

Được sử dụng nhiều trong mỹ phẩm và y học, chất làm đầy có thể làm đầy tạm thời để tạo hình hoặc bôi trơn dịch ổ khớp với những phân tử có độ mềm, rắn khác nhau.

"Biến chứng chủ yếu từ phương pháp này do người sử dụng dùng những hãng không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng kém chất lượng bị pha tạp, không thể tan hết và bị cơ thể đào thải theo thời gian. Nhưng biến chứng nghiêm trọng nhất chính là do kỹ thuật của người tiêm dẫn đến hoại tử hoặc phải nạo vét", BS Hoàng Tùng nhấn mạnh.

Tóm lại, tiêm chất làm đầy để làm đẹp nói chung sẽ là một phương pháp thẩm mỹ an toàn nếu người thực hiện là bác sĩ được đào tạo bài bản về y khoa và có kinh nghiệm về y học cũng như chất tiêm vào cơ thể được cấp phép, có chứng nhận y khoa. Bất cứ ai muốn tiêm filler làm đẹp ở khu vực nào trên cơ thể cũng không được bỏ qua những lưu ý quan trọng này.