Vậy khi tiêm vắc-xin cho trẻ, phụ huynh cần lưu ý gì? Bác sĩ Dư Tuấn Quy, Trưởng Khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM), sẽ giải đáp thắc mắc về vấn đề này.
+ Phóng viên: Ngày 22-10, TP HCM dự kiến sẽ tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ, xin bác sĩ cho biết cần cân nhắc và lưu ý gì?
+ Bác sĩ Dư Tuấn Quy: Trước khi triển khai tiêm chủng các cơ sở phải chuẩn bị đầy đủ vật chất, trang thiết bị, nhân lực. Sau đó, thực hiện khám sàng lọc kỹ trước khi tiêm chủng, mục đích là để buổi tiêm đảm bảo an toàn. Bác sĩ khám sàng lọc cần phải hỏi bố mẹ trẻ thông tin về lịch sử chủng ngừa của trẻ, tình trạng của trẻ những ngày gần đây như thế nào, có sốt, hay đang uống thuốc điều trị bệnh lý gì không,… Đặc biệt, cần phải khai thác thông tin thêm trẻ có dị ứng thức ăn, thuốc hay có tiền sử dị ứng với các loại vắc-xin trước đây hay không… Ngoài ra, cần đánh giá sức khỏe của trẻ như tri giác, đo thân nhiệt, quan sát nhịp thở, nhịp tim… sau đó, đạt tiêu chuẩn trẻ sẽ được tiêm chủng.
Bác sĩ Dư Tuấn Quy, Trưởng Khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM)
Tuy nhiên, sau tiêm cũng cần phải theo dõi sau tiêm chủng 30 phút để xem trẻ có bất thường gì không như tri giác, chỗ tiêm, thân nhiệt, màu da… Bên cạnh đó, sau khi về nhà cần phải theo dõi, chăm sóc trẻ kỹ hơn 3 tuần sau khi tiêm. Cụ thể, mặc đồ thoáng mát, nếu trẻ sốt thì uống paracetamol hạ sốt, giảm đau. Ngoài ra, có thể chườm đá vào nơi tiêm để giảm sưng đau cho trẻ. Đặc biệt, không bôi dầu gió, đắp khoai tây… vào chỗ tiêm sẽ dễ bị nhiễm trùng.
+ Khi thực hiện khám sàng lọc cũng như theo dõi sau tiêm ở trẻ khác gì so với người lớn?
+ Khác là người nhà phải hợp tác với bác sĩ khi khám sàng lọc vì chỉ có bố mẹ mới nắm rõ tiểu sử của trẻ, trẻ không thể tự khai. Khám sàng lọc cho trẻ phải kỹ hơn, chăm chút hơn, hay nói đúng hơn là nhiều hơn các bước so với người lớn. Đặc biệt, với nhóm trẻ thừa cân, béo phì hay mắc bệnh lý nền, dị ứng nên đến tiêm tại các bệnh viện và nên ưu tiên cho nhóm trẻ này được tiêm trước.
Kế hoạch tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ tại TP HCM
Theo tờ trình Sở Y tế TP HCM đề xuất Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP HCM, thời gian bắt đầu tiên cho trẻ là từ 22-10. Đối tượng tiêm là trẻ từ 12-17 tuổi đang sinh sống hoặc học tập trên địa bàn TP HCM, học sinh đang đi học từ lớp 6 - 12 với số lượng dự kiến khoảng 780.000 trẻ. Phạm vi triển khai 22 quận, huyện và TP Thủ Đức. Vắc-xin sử dụng là loại đã được Bộ Y tế phê duyệt cho lứa tuổi từ 12-17 tuổi. Vắc-xin được sử dụng 2 liều cơ bản/đối tượng và tiêm chủng cùng loại vắc-xin