Nhiều người có thói quen uống một tách cà phê đậm đặc vào buổi sáng sau khi thức dậy nhưng tiến sĩ Michael Mosley cho biết đây là thói quen có thể gây ảnh hưởng xấu tới đường huyết.

Tiến sĩ Michael Mosley cảnh báo uống cà phê ngay sau khi thức dậy có thể làm tăng lượng đường trong máu.

Lượng đường trong máu cao có thể gây ra hàng loạt vấn đề sức khỏe, bao gồm cả việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Tiến sĩ Mosley giải thích rằng trước khi bạn thức dậy, cơ thể sẽ tiết ra một lượng hormone cortisol nhất định gây căng thẳng để giúp bạn tỉnh giấc. Nếu sau khi thức dậy, bạn uống ngay 1 tách cà phê, cà phê có khả năng làm tăng tiết hormone gây căng thẳng như cortisol và epinephrine trong cơ thể. Những hormone này làm tăng lượng đường trong máu như một cách để cung cấp năng lượng sẵn sàng chống lại bất kỳ căng thẳng nào mà bạn đang phải đối mặt.

Tiến sĩ Anh tiết lộ kiểu uống cà phê khiến đường huyết tăng vọt - Ảnh 1.

Tiến sĩ Michael Mosley cảnh báo uống cà phê ngay sau khi thức dậy có thể làm tăng lượng đường trong máu.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh cũng chỉ ra rằng uống một lượng caffeine trước khi ăn sáng có thể tác động tiêu cực đến lượng đường trong máu và cuối cùng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim và tiểu đường.

Theo đó, caffeine có thể làm giảm độ nhạy insulin của bạn bằng cách kích thích giải phóng adrenaline, chất này ngăn chặn hoạt động của insulin. Ngoài ra, cà phê cũng làm tăng tiết cortisol, một loại hormone gây căng thẳng giúp tăng cường sản xuất glucose và làm tăng lượng đường trong máu của bạn.

Tuy nhiên, mọi người không cần quá lo lắng bởi việc thay đổi thời điểm uống tách cà phê đầu tiên trong ngày có thể giải quyết vấn đề này.

Tiến sĩ Anh tiết lộ kiểu uống cà phê khiến đường huyết tăng vọt - Ảnh 2.

Mọi người nên uống cốc cà phê đầu tiên ít nhất 1 giờ sau khi thức dậy hoặc ăn sáng xong mới uống cà phê.

Tiến sĩ Mosley khuyến khích mọi người nên trì hoãn việc uống cốc cà phê đầu tiên ít nhất 1 giờ sau khi thức dậy bởi khoảng thời gian này sẽ giúp mức cortisol trong cơ thể giảm xuống. 

Tiến sĩ Mosley nói: “Mẹo uống cà phê này chắc chắn sẽ giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả”.

Ngoài ra, mọi người cũng có thể ăn bữa sáng thật no trước khi uống cà phê để ngăn ngừa lượng đường tăng đột biến và điều chỉnh lượng insulin trong cơ thể. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn bị tăng đường huyết hoặc mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Mọi người nên ăn bữa sáng nhẹ chẳng hạn như ăn một quả chuối, sữa chua hoặc một miếng bánh mì nướng hoặc ngũ cốc trước khi uống một tách cà phê đầu tiên trong ngày vào buổi sáng.