Emily là người Mỹ, cô tốt nghiệp cử nhân tại Đại học Dartmouth. Sau đó, cô học lên chương trình Tiến sĩ tại Đại học Yale và làm việc luôn tại đây. Ngoài giảng dạy theo chuyên môn, cô còn giới thiệu nhiều phương pháp học tập hữu ích cho sinh viên, đặc biệt là những sinh viên năm nhất mới nhập học. 

Sau nhiều năm giảng dạy, cô Emily nhận thấy nhiều sinh viên vẫn duy trì một cách học tồn tại nhiều hạn chế, đó là: Tư duy "nhẹ nhàng". Nghĩa là trên lớp, các em luôn chăm chú nghe giảng rồi hí hoáy ghi chép một cách máy móc. Các em lười tư duy, không chịu đặt câu hỏi dành cho giáo viên và luôn cho rằng mọi thứ được giảng dạy đều đúng, không có gì để bàn cãi. 

Cô Emily cho biết: "Nhiều sinh viên chỉ ghi chép lại những lời tôi giảng hoặc kiến thức trong sách. Các em đã quá quen với việc kể lại ý kiến của người khác mà không đưa ra câu chuyện, quan điểm của chính mình. Cách học này dần dần hủy hoại tư duy, ý chí của sinh viên. Nó khiến sinh viên rơi vào tình trạng chây lì, ỉ lại, thụ động tiếp nhận kiến thức". 

Để khắc phục tình trạng trên, cô Emily khuyên tất cả sinh viên nên học cách tư duy phản biện, thay vì duy trì tư duy "nhẹ nhàng". Kiến thức đại học là đúng nhưng quan trọng là sinh viên cần trau dồi khả năng tư duy. Đây là cách kích thích khả năng sáng tạo, sự chủ động, tự tin. 

Tiến sĩ ĐH Yale chỉ ra 1 thói quen ngấm ngầm hủy hoại sinh viên – Rất nhiều bạn trẻ đang mắc phải - Ảnh 1.

Tư duy "nhẹ nhàng" khiến sinh viên không phát triển được việc học. (Ảnh minh họa)

Vì sao tư duy phản biện lại quan trọng như vậy?

Hiện nay, vẫn chưa có định nghĩa chính xác về tư duy phản biện. Tuy nhiên, đa phần các định nghĩa về tư duy phản biện đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự rõ ràng và khả năng lập luận.

Theo một định nghĩa đơn giản: Tư duy phản biện (Critical Thinking) đề cập đến khả năng suy nghĩ thấu đáo, hợp lý và hiểu được mối liên hệ giữa các thông tin.

Đây cũng chính là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận. Kể từ thời của các nhà triết học Hy Lạp sơ khai cho đến thời hiện đại. Ví dụ như khả năng nhận biết các tin tức sai lệch, cách đánh giá toàn diện một vấn đề hay thẳng thắn trình bày quan điểm đối lập.

Người có tư duy phản biện tốt không chỉ có trí nhớ tốt, có nhiều kiến thức hay biết tích lũy thông tin. Họ còn phải biết cách suy luận từ những thông tin đã có. Đồng thời, tìm ra những thông tin liên quan để tăng sự hiểu biết và xử lý vấn đề.

Tiến sĩ ĐH Yale chỉ ra 1 thói quen ngấm ngầm hủy hoại sinh viên – Rất nhiều bạn trẻ đang mắc phải - Ảnh 2.

Ngược lại với tư duy "nhẹ nhàng", tư duy phản biện giúp người học tiến bộ rõ rệt. (Ảnh minh họa)

Có một lưu ý mà bạn cần phải nhớ, đó là không được nhầm lẫn giữa phản biện và chỉ trích người khác. Bạn có thể sử dụng kỹ năng tư duy phản biện để chỉ ra những sai sót trong lập luận nhưng nó phải mang tính xây dựng.

Tư duy phản biện giúp chúng ta thu thập kiến thức, tăng mức độ hiểu biết, củng cố cách lập luận. Từ đó, nâng cao hiệu quả xử lý công việc và giải quyết vấn đề. Đối với tất cả mọi nghề nghiệp, tư duy phản biện đóng vai trò rất quan trọng. Dù là ở lĩnh vực nào, vị trí nào cũng cần có khả năng tư duy tốt và giải quyết vấn đề có tính hệ thống.

Cách phát triển tư duy phản biện

Về tư duy phản biện, triết gia và chính khách Francis Bacon (nước Anh) từng nói: "Khi đọc một nội dung nào đó, đừng tin và cho đó là điều đương nhiên. Bạn cần cân nhắc, suy xét và không ngừng phản bác". 

Tiến sĩ Emily hoàn toàn đồng ý với quan điểm trên. Đồng thời, cô chỉ ra 4 cách giúp sinh viên nâng cao kỹ năng phản biện trong học tập.

1. Tích cực trau dồi kiến thức

Để nhận định xem nguồn thông tin mình có là đúng hay sai, trước hết, bạn cần có những kiến thức tổng quát vững chắc. Chúng sẽ trở thành nền tảng để bạn dựa vào đó và đưa ra các lập luận của mình.

Nếu thiếu kiến thức tổng quát, bạn sẽ không thể tư duy phản biện vì không biết phải dựa vào đâu để suy luận. Vì thế, bạn hãy chú ý trau dồi kiến thức mỗi ngày. Bạn có thể thử đọc thêm nhiều sách, báo, tạp chí liên quan đến lĩnh vực mình làm. Hãy tham gia các buổi tọa đàm của những diễn giả nổi tiếng.

2. Không ngừng đặt câu hỏi

Bạn hãy tập cho mình thói quen đặt câu hỏi. Khi đặt ra câu hỏi về một vấn đề nào đó và trả lời ở nhiều góc độ khác nhau, bạn có thể nhìn nhận vấn đề một cách tổng quát hơn. Từ đó, các giải pháp bạn đưa ra sẽ chỉn chu và hoàn thiện hơn, tránh được những sai sót không đáng có. 

Tiến sĩ ĐH Yale gợi ý cho sinh viên có thể bắt đầu từ những câu hỏi đơn giản như: "Chuyện gì xảy ra nếu…", "Tôi sẽ làm gì nếu trong tình cảnh đó?", "Bạn đồng ý với quan điểm đó không và vì sao?", "Phương án A hay B sẽ hợp lý hơn?",… 

Tiến sĩ ĐH Yale chỉ ra 1 thói quen ngấm ngầm hủy hoại sinh viên – Rất nhiều bạn trẻ đang mắc phải - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

3. Viết ra những điều bạn muốn nói

Khi chuyển thể những điều muốn nói thành văn bản sẽ giúp chúng ta thực hiện việc phân tích, giả định vấn đề, phát triển lập luận dựa trên cơ sở dữ liệu, đánh giá quá trình một cách nghiêm túc hơn. Từ đó, chúng ta mới có thể đưa ra giải pháp cho các vấn đề hiện có. 

Khi viết, sinh viên nên tự vấn bản thân: "Tôi có đủ bằng chứng để đưa ra quan điểm của mình không?", "Các giả định cơ bản là gì?", "Thông tin này có liên quan gì đến quan điểm tôi đang tranh luận?",… 

4. Làm việc theo nhóm

Trong các bước thảo luận nhóm, nghiên cứu, tranh luận, thảo luận sẽ giúp sinh viên kích thích tư duy tập thể. Nhờ đó nảy sinh ý tưởng đột phá và cùng nhau khám phá những cách giải quyết khoa học. Khi làm việc nhóm, sinh viên không ngừng phải tư duy, đưa ra ý kiến phản biện để đi đến thống nhất quan điểm. Vì thế, đây là cách học rất tốt giúp sinh viên sớm tiến bộ nhanh chóng.