Theo thông tin từ Shin Min Daily News, một cựu nhân viên cửa hàng Mobile Air cảm thấy có lỗi vì những thủ thuật lừa đảo vô đạo đức của cửa hàng đã quyết định lên tiếng tố cáo.
Cũng theo thông tin được tiết lộ, một số nhân viên cửa hàng có quan hệ với các băng đảng xã hội đen. Đây cũng là cách mà cửa hàng dùng để đe dọa khách hàng khi không làm theo những yêu cầu.
Cửa hàng Mobile Air tại Sim Lim Square.
Cửa hàng điện thoại di động Mobile Air, do ông Jover Chew làm chủ, đã trở nên “nổi tiếng” sau hai sự cố gần đây: Vụ việc hoàn trả 1010 USD bằng tiền xu cho một phụ nữ Trung Quốc, gồm đồng một xu và năm xu. Vụ thứ hai là lừa một du khách Việt Nam mua iPhone 6.
Theo cựu nhân viên giấu tên, đây là bảy kỹ thuật bất chính mà nhân viên Mobile Air thường dùng để lừa đảo khác.
1. Mobile Air lôi kéo khách hàng bằng giá sản phẩm cực rẻ. Các thiết bị của cửa hàng có giá thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh nhưng lại đi kèm với những chi phí ngầm rất cao
2. Sau khi khách hàng quyết định mua, nhân viên sẽ xin phép lấy thẻ tín dụng để thanh toán
3. Khách hàng sẽ được gợi ý đăng ký một hình thức bảo hành sản phẩm. Chi phí bảo hành có thể lên đến 1000 USD, tuy nhiên con số này sẽ được nhân viên che đi khi khách hàng ký đơn
4. Sau khi ký đơn, nhân viên mới được thông báo chi phí bảo hành
5. Nếu khách hàng phản ứng, nhân viên sẽ đe dọa gọi cảnh sát
6. Khách hàng cũng sẽ được thông báo tất cả hành động của họ đã bị quay lại và cảnh quay camera có thể được dùng để chống lại họ
7. Nhân viên cũng có liên hệ với những tổ chức xã hội đen bí mật để đe dọa khách hàng nếu cần
Cũng theo nhân viên này, các nhân viên cửa hàng có thể kiếm được 10.000 USD – 20.000 USD bằng cách lừa đảo như vậy. Khách du lịch, công nhân, lao động nước ngoài và người cao tuổi là mục tiêu mà cửa hàng. Khách du lịch thường bị lừa đảo nhiều nhất vì khả năng họ quay lại tố cáo cửa hàng là rất thấp.
Theo Stomp