Daisugi là một kỹ thuật trồng cây đã có tuổi đời hàng thế kỷ và được phát triển tại Nhật Bản. Kỹ thuật này thường được sử dụng để trồng cây tuyết tùng và không phải vùng đất nào cũng có. Ngày nay kỹ thuật này đã xuất hiện ở nhiều khu vườn trang trí trên thế giới.

Xuất hiện từ thế kỷ 14, kỹ thuật daisugi cho phép trồng cây tuyết tùng ở Kitayama, một loại cây thường mọc thẳng và không có nhánh. Nó đặc biệt quan trọng vào thời điểm nhu cầu đất trồng lớn.

Tương tự như nghệ thuật bonsai, kỹ thuật trồng cây daisugi về cơ bản liên quan đến cách cắt tỉa cây tuyết tùng gốc để chỉ những chồi thẳng nhất mới được phép phát triển và vươn cao. Việc cắt tỉa các nhánh cây được thực hiện khoảng 3-4 năm/lần và đảm bảo rằng cây mọc thẳng và không có bất kỳ nhánh nào.

Sau khoảng 20 năm, những chồi cây khổng lồ đó đã trở thành những cây tuyết tùng khổng lồ và có thể khai thác để lấy gỗ hoặc trồng lại để tái sinh rừng.

 - Ảnh 2.

 - Ảnh 3.

 - Ảnh 4.

 - Ảnh 5.

Hai thập kỷ có thể là một thời gian dài nhưng cây tuyết tùng được trồng bằng phương pháp daisugi thực sự phát triển với tốc độ nhanh hơn so với khi trồng trên đất. Không chỉ vậy, kỹ thuật lâm nghiệp này còn đem tới lợi ích, đó là giúp gỗ của vùng Kitayama có độ đàn hồi tốt hơn tới 140% và khả năng chịu lực mạnh hơn tới 200% so với gỗ thông thường.

Được biết kỹ thuật daisugi được phát triển vào thế kỷ 14 khi phong cách kiến trúc Sukiya-zukuri, đặc trưng sử dụng các vật liệu tự nhiên, đặc biệt là gỗ trở nên nở rộ. Các khúc gỗ Kitayama thẳng thớm, không có nhánh được sử dụng làm trụ cột trong các ngôi nhà có kiến trúc Sukiya-zukuri . Ngoài ra nó còn được dùng làm đũa hoặc đồ nội thất.

 - Ảnh 6.

Trụ cột trong nhà được làm từ loại gỗ Kitayama

Tuy nhiên do thiếu quỹ đất để trồng rừng nên phương pháp daisugi đã ra đời để giải quyết bài toán đó.

Những cây gỗ mẹ Kitayama có thể chứa được hàng chục chồi thẳng mọc cùng lúc và có tuổi thọ lên tới 200-300 năm trước khi không thể nuôi thêm được cây nữa.

 - Ảnh 7.

Hiện tại có thể tìm thấy những cây mẹ này ở một số khu vực nhất định trên khắp Nhật Bản và một trong số chúng có đường kính thân cây lên tới 15 mét.

Nhu cầu về cây tuyết tùng Kitayama đã giảm xuống kể từ thế kỷ 15, dẫn tới kỹ thuật daisugi cũng dần bị quên lãng. Tuy nhiên người ta vẫn có thể bắt gặp kỹ thuật độc đáo này trong các khu vườn trang trí trên khắp Nhật Bản.

Tham khảo Odditycentral