Vợ chồng có thể là mối quan hệ thân thiết nhất trên đời và đương nhiên, nó cũng không dễ dàng để duy trì tình trạng luôn êm đẹp. Hai bên có thể cùng nhau chia sẻ, hỗ trợ, nuôi dạy con cái, kiếm tiền… Tuy nhiên, giữa cả hai cũng phải có những bí mật riêng.
Ý thức ranh giới giữa người với người rất quan trọng, dù mối quan hệ thân thiết đến đâu cũng phải có quyền riêng tư. Có những cái nói ra được, cái thì đừng bao giờ tiết lộ cho đối phương biết. Về lâu về dài, chính vì sự không có quyền riêng tư đó sẽ khiến cả hai bên lâm vào tình trạng mệt mỏi. Dưới đây là những điều mà dù có là vợ chồng cũng nên tránh nói cho nhau.
1. Bí mật về gốc gác gia đình
Khi yêu nhau lâu dài và đã có ý định tiến đến hôn nhân, việc thú nhận với nhau về hoàn cảnh gia đình là điều bình thường và quan trọng. Những điều bình thường đó sẽ gói gọn trong các vấn đề như gia đình bao nhiêu người, bố mẹ làm nghề gì, bố mẹ có ủng hộ cuộc hôn nhân này không… Tất cả những điều này sẽ thoải mái được nói cho nhau một cách cởi mở. Mối quan hệ giữa hai người càng gần gũi thì càng tăng cảm giác thân thiết.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những vấn đề sâu xa hơn trong gốc gác gia đình nên được tiết lộ ra. Vấn đề riêng của cha mẹ, ông bà, những chuyện xấu trong nhà hay vài bí mật riêng tư của gia đình là điều mà mọi người đừng nên vội vàng chia sẻ.
Một số người thích phàn nàn về bố mẹ mình trước mặt bạn đời, phóng đại khuyết điểm của cha mẹ, nói ra với sự tức tối. Điều này sẽ khiến cho bạn đời của bạn hình thành suy nghĩ không tôn trọng cha mẹ bạn bởi chính bản thân bạn cũng đâu tôn trọng họ.
Đôi khi, trong cuộc sống hằng ngày bạn có khuyết điểm, họ sẽ liên tưởng đến những khuyết điểm của cha mẹ bạn nữa.
Ngoài ra, một số suy nghĩ cực đoan của bố mẹ bạn cũng đừng thoải mái tiết lộ ra ngoài. Về lâu về dài, nó sẽ dẫn đến những vấn đề chẳng mấy hay ho.
2. Đừng kể cho đối phương biết về lịch sử tình trường của bạn
Bạn có thể cho đối phương biết mình đã từng yêu bao nhiêu lần và lí do chia tay. Tuy nhiên, bạn đừng bao giờ kể về nó một cách quá sâu sắc hay nhận xét về mối quan hệ ấy.
Nhiều cô gái có tính cách ganh đua, so sánh. Sau khi chia tay tình cũ và có mối quan hệ mới, cô ấy thường xuyên đưa ra để so rằng tình cũ của em thường làm thế này, tình cũ của em hơn anh thế nọ… Chẳng có ai thích bị so sánh và bị trộn lẫn với quá khứ của bạn đâu. Lịch sử tình yêu chỉ đáng nhớ với bạn thôi chứ với người mới, nó là một vấn đề khiến họ cảm thấy chán ngán, thậm chí khó chịu khi bị nhắc đến.
Thêm nữa, họ cũng chẳng có nhu cầu phải tìm hiểu sâu sắc câu chuyện năm xưa của bạn ra sao. Ai mà chẳng có tính ghen tuông, bỗng dưng đi tìm hiểu về người yêu cũ của người yêu mình, nghe sao cũng cảm thấy "lấn cấn".
3. Những ý kiến hay sự ép buộc của cha mẹ dành cho bạn đời của bạn
Một số người đã quen với việc nghe lời bố mẹ, họ tham khảo ý kiến của bố mẹ trong tất cả mọi việc sẽ làm.
Khi yêu, bố mẹ không thích thì sẽ chia tay. Khi đã kết hôn rồi, bố mẹ có ý kiến thì sẵn sàng lao vào cuộc cãi vã. Ngay cả khi nuôi dạy con cái, ý kiến của bố mẹ đôi khi cũng chẳng hòa hợp với các con.
Một trong những cấm kỵ lớn nhất trong hôn nhân chính là không được áp đặt ý kiến của cha mẹ với bạn đời của mình.
Điều này rất phổ biến trong mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Ví dụ mẹ chồng không ưng ý con dâu, buông lời chê trách với con trai. Con trai vâng lời với mẹ, đi về nhà lại nói vợ, áp đặt những điều mẹ muốn cho vợ mình.
Việc để bố mẹ can thiệp quá sâu đến chuyện hôn nhân của hai bạn chính là lỗi ở bạn. Nếu như bạn có trí tuệ cảm xúc, tâm lý trong ứng xử thì sẽ không để điều lúng túng này xảy ra. Đôi khi, ý kiến hay sự ép buộc của cha mẹ với bạn đời thì bạn nên nghe rồi để đó, coi nó như bí mật. Bản thân mình thì nên đi tìm cách hòa hoãn mối quan hệ giữa hai bên thì hơn.
Câu chuyện sau khi kết hôn, các cặp vợ chồng nên minh bạch với nhau là rất bình thường. Tuy nhiên, ai cũng nên có những khoảng không cảm xúc riêng, tình cảm vợ chồng tốt đẹp đến đâu cũng phải đối mặt với ranh giới trong mối quan hệ thân mật. Mọi giao tiếp đều có giới hạn cuối cùng không thể vượt qua