Tuy nhiên, giáo sư Angie S. Page và các cộng sự của bà thuộc trường đại học Bristol lại đưa ra được những thống kê chứng tỏ rằng các bậc cha mẹ ngày càng tạo ít cơ hội cho con trẻ có tính tự lập cao trong cuộc sống.
Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, những trẻ nhỏ có tính tự lập hơn những trẻ khác thì đồng nghĩa với việc những trẻ này có quá trình làm quen, va chạm với môi trường xung quanh, các mối quan hệ cũng nhiều hơn so với những trẻ khác.
Trong khi đó, trẻ ở mức độ kém linh hoạt hơn (những trẻ này ít vận động, ít sử dụng thời gian cho những hoạt động bên ngoài) thì có những xúc cảm và phản ứng đối với môi trường xung quanh theo hướng rất tiêu cực, ngoài ra đây cũng là những trẻ nhỏ dễ có nguy cơ bị béo phì hơn so với những trẻ có tính tự lập cao.
Các chuyên gia nghiên cứu đã điều tra mối quan hệ giữa tính tự lập và các hoạt động của trẻ. Nhóm nghiên cứu đã làm một cuộc thử nghiệm với 1307 các em nam và nứ ở độ tuổi từ 10 – 11 tuổi, tại 23 trường tiểu học khác nhau tại một thành phố lớn. Các bé này đã được đeo vào người một loại thiết bị được gọi là dụng cu đo gia tốc để đo mức độ hoạt động trong 1 tuần của các em. Thêm vào đó, các chuyên gia cũng tiến hành một cuộc phỏng vấn điều tra xem mỗi tuần các em này được tự do đi ra ngoài mấy lần.
Sau khi tiến hành nghiên cứu, các chuyên gia đã đi đến kết luận rằng, các em nam có tính tự lập cao hơn các em nữ và những em có tính tự lập cao thường nhanh nhẹn và hoạt bát hơn rất nhiều so với các em khác.
Khổng Hà (Theo HC)