Điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ vợ chồng trong bất kỳ gia đình nào. Tuy nhiên, không khó để tránh được những mâu thuẫn này:
1. Nói chuyện thẳng thắn về tiền bạc trước khi kết hôn
Trước khi kết hôn, các cặp đôi nên bày tỏ nguyện vọng của mình về việc chi tiêu. Chẳng hạn như, bạn muốn hai người sẽ đóng góp chi tiêu cho gia đình theo mức thu nhập hay bạn muốn đóng góp một cách công bằng?
Điều này có vẻ không phù hợp với truyền thống, nhưng lại là lựa chọn thông minh của nhiều cặp vợ chồng hiện đại. Ngoài các khoản đóng góp chung cho gia đình, sẽ tốt hơn nếu hai người có một tài khoản riêng để có thể độc lập và không cảm thấy bó buộc có nhu cầu chi tiêu cho bản thân.
Ví dụ như, bạn sẽ không phải “xin phép” chồng nếu muốn mua một đôi giày mới hay tân trang lại mái tóc của mình, còn chồng bạn sẽ không cảm thấy khó xử khi bất ngờ tụ tập với bạn bè.
Cách này sẽ giúp bạn điều tiết các khoản chi tiêu chung và riêng một cách hợp lý và tránh mâu thuẫn không đáng có trong trường hợp khoản chi tiêu chung cho gia đình bị thâm hụt không rõ nguyên nhân.
3. Đề ra các mục tiêu chung
Trước khi kết hôn, các cặp đôi nên thống nhất về các mục tiêu tiết kiệm chung dành cho những kế hoạch trong tương lai như mua nhà, sinh con hay du lịch…
Điều này sẽ giúp bạn hạn chế được các khoản chi tiêu không cần thiết và tập trung thực hiện những kế hoạch của gia đình một cách hợp lý.
4. Chia sẻ trách nhiệm quản lý tiền bạc
Một nghiên cứu chỉ ra rằng, những cặp vợ chồng biết chia sẻ trách nhiệm với nhau sẽ thành công hơn trong việc quản lý tiền bạc. Việc chia sẻ trách nhiệm tài chính khi sống chung giúp mỗi người có thể đóng góp quan điểm của mình trong việc chi tiêu, điều hòa mối quan hệ để tránh mọi cãi vã trong gia đình.