1. Tán tỉnh và mê đắm
Giai đoạn này là bước khởi đầu cho chuyện tình yêu của mỗi một cặp đôi. Chủ yếu trong thời gian này, mọi thứ sẽ vô cùng lung linh và tuyệt vời trong mắt mỗi người. Hai người sẽ cố gắng làm cho đối phương của mình vui vẻ và hứng thú để có được ấn tượng thú vị, tốt đẹp về bản thân mình.
Hầu hết các chuyên gia tư vấn đều đồng ý rằng giai đoạn này thường kéo dài từ hai tháng đến hai năm, và là quãng thời gian tạm thời của bất kể mối quan hệ tình cảm nào. Một tiến sỹ tâm lý học đã chia sẻ: "Giai đoạn tán tỉnh, lãng mạn là cần thiết, nhưng đó chỉ là giai đoạn tạm thời.... Trong giai đoạn này, mỗi người sẽ có những hy vọng trải nghiệm tình cảm và được thăng hoa trong tình yêu. Cảm giác hạnh phúc luôn ngập tràn. Tuy nhiên nó sẽ không thể và không nên kéo dài mãi mãi”.
Ở giai đoạn này, mỗi người sẽ thu thập được cho mình những vốn kinh nghiệm nhất định về tình yêu, nó cũng sẽ là cơ sở để các cặp đôi bước sang một giai đoạn khác hoặc cũng có thể sẽ là sự khép lại của một cuộc tình.
2. Nảy sinh mâu thuẫn
Sau một khoảng thời gian dài đắm chìm với sự tán tỉnh và mê đắm, theo lẽ tự nhiên thì cảm giác của con người sẽ dần rơi vào bão hòa và đây cũng chính là lúc bạn sẽ nhìn thấy thiếu sót của người mình yêu. Bạn nhận thấy rằng anh ấy không hoàn hảo như ban đầu bạn tưởng và những hưng phấn ban đầu sẽ dần được điều chỉnh để phù hợp hơn với hoàn cảnh và cảm xúc thực tế của bạn. Chính sự xuất hiện của những điều không hoàn hảo sẽ khiến bạn có cảm giác vỡ mộng và tất yếu sẽ nảy sinh mâu thuẫn – xung đột.
3. Đánh giá lại và hình thành bản sắc
Giai đoạn này bắt đầu với một ngã ba đường, khi hai bạn cùng ngồi lại và bắt đầu đánh giá dựa trên cơ sở muốn hay không muốn duy trì mối quan hệ. Để có được những sự phản ánh đúng và đánh giá thực sự chuẩn thì có thể bạn sẽ có xu hướng chuyển sang giai đoạn cần phải “cách ly” với người mình yêu. Khi bạn đã có sự suy nghĩ chín chắn hoặc bạn sẽ tiếp tục hoặc bạn sẽ đưa ra quyết định dừng mọi chuyện lại ở đây. Có thể bạn sẽ có cảm giác thất vọng nhiều hơn là hạnh phúc...
Lúc này biểu đồ tình cảm của bạn sẽ có sự không cân đối, sự hài lòng bắt đầu giảm xuống và suy nghĩ đấu tranh vì bản thân bạn thậm chí sẽ nhiều hơn là bạn nghĩ cho nửa kia.
4. Nâng cao nhận thức, chuyển đổi, điều phối mối quan hệ
Nếu mối quan hệ của bạn vượt qua giai đoạn thứ 3 và sống sót cho đến thời điểm này, thì bạn sẽ có một sự quan tâm đặc biệt để kết nối lại tất cả những gì tốt đẹp bạn đã để vuột qua. Bạn sẽ có một nỗi lo của riêng mình đó là làm thế nào để anh ấy chịu sự tác động, ảnh hưởng từ tình cảm của bạn và sẽ yêu bạn hơn. Bạn lo sợ mối quan hệ của bạn sẽ chịu tác động của những người thân trong gia đình anh ấy.
Bạn có thể bắt đầu nhìn thấy những dự báo về sự thay đổi của mình và của cả anh ấy. Bạn mong muốn có thể bắt đầu xây dựng các kế hoạch để hoàn toàn hiểu về con người của anh ấy, sẵn sàng làm mọi thứ để chấm dứt mọi mâu thuẫn. Đây là thời gian bạn thiết lập ranh giới an toàn cho mối quan hệ của mình: duy trì độ sự kết nối, hiểu biết về nhau.
Lúc này cả hai bạn sẽ nhận ra mối quan hệ của mình có tương lai và đây chính là động lực, sức mạnh để cả hai bạn phấn đấu thay đổi. Bạn sẵn sàng để đạt sự hiểu biết mới về đối tác tình yêu của mình và mối quan hệ với người đó, ngay cả khi bạn phải chịu sự đau khổ để giải quyết triệt để gốc rễ của mọi vấn đề thì bạn vẫn làm.
5. Hòa giải, chấp nhận và tiến tới hôn nhân
Đây là bước cuối cùng hoàn thành “quy trình” yêu đương của mỗi một cặp đôi. Giai đoạn này bản thân mỗi người sẽ phải tự chịu trách nhiệm cho các nhu cầu của họ cùng với sự hỗ trợ của nửa kia. Tự bản thân mỗi người sẽ dung hòa bản thân để nửa kia của mình cảm nhận thấy sự ấm áp, tôn trọng và sự cân bằng giữa quyền cá nhân và việc chung. Các cặp đôi sẽ tìm ra cách giải quyết những xung đột nhanh chóng. Sẽ cùng nhau chia sẻ mọi thứ và ít oán giận nhau. Lúc này cả hai sẽ hài lòng với nửa kia của mình vì đó là người mình lựa chọn: cả khiếm khuyết và tốt đẹp.