Triệu Phi Yến và Triệu Hợp Đức là hai chị em gái. Họ nổi tiếng thời nhà Hán không chỉ bởi sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành mà còn bởi tài quyến rũ đàn ông làm suy sụp cả vương triều vĩ đại.

Phi Yến và Hợp Đức vốn là vũ nữ trong cung của công chúa Dương A. Nếu Phi Yến có biệt tài ca múa nhẹ nhàng và uyển chuyển như tiên nữ thì người em Hợp Đức lại nổi bật với nhan sắc hoàn hảo, làn da mịn màng, lúc nào cũng tỏa hương thơm quyến rũ. Tương truyền rằng, Phi Yến có thể đứng múa trên lòng bàn tay người khác.

Cũng tại cung Dương A, Phi Yến đã có cơ hội gặp gỡ Hán Thành Đế Lưu Ngao trong một lần ông “vi hành” khỏi cung để tìm hoa cỏ đồng nội. Ngay lập tức, vị vua háo sắc này đã say mê sắc đẹp của Phi Yến nên nàng được tiến cung ngay.

Trước khi vào cung, Phi Yến đã từng là một người phụ nữ lẳng lơ nên trong đêm ân ái đầu tiên với Hán Thành Đế, nàng đã dùng thủ đoạn để có vết máu trên gối, chứng tỏ mình vẫn giữ được ngọc tiết nên vua càng sủng ái hơn.

Sau một thời gian được vua yêu chiều, Phi Yến lo sợ có ngày Hán Thành Đế sẽ chán mình mà tìm người khác nên đã tiến cử em gái với vua. 

Vua đã nghe đồn về nhan sắc của Triệu Hợp Đức từ lâu nên liền phái người đi đón nàng vào cung. Khi nàng vào đến cung, tất cả mọi người đều kinh ngạc trước vẻ đẹp của mỹ nhân này.

Biệt tài quyến rũ đàn ông của hai chị em mỹ nhân 1
Phi Yến có biệt tài ca múa nhẹ nhàng và uyển chuyển như tiên nữ (Ảnh minh họa, nguồn: Internet).

Vào được cung nhưng Hợp Đức cứ ở mãi với chị. Thực ra đây là âm mưu hai chị em đã tính toán từ trước. Mãi đến khi vua chấp thuận 2 điều kiện: một là không để ai trong thiên hạ vượt qua địa vị của 2 chị em, hai là con vua phải do hai chị em sinh ra. Lúc này Hợp Đức mới đồng ý ở trong cung vua.

Hán Thành Đế si mê Hợp Đức đến độ ông coi bộ ngực của nàng là vùng nghỉ ngơi ấm áp mềm mại và có ước nguyện “suốt đời được ở yên trong vùng ấm nóng đó”.

Được sự sủng ái của Hán Thành Đế, không lâu sau khi vào cung, Phi Yến đã được phong làm Hoàng hậu khi mới 19 tuổi, còn Hợp Đức được phong chức Chiêu nghi.

Và cũng kể từ ngày lên ngôi Hoàng hậu, vì mải lo giữ ngôi vị của mình, nàng Phi Yến lơ là với vua nên vua yêu thích người em Hợp Đức hơn. Vì điều này mà hai chị em cũng đôi lần xảy ra sóng gió.

Chuyện kể rằng, khi Hợp Đức sắp tắm, vua tới chỗ kín để nhìn trộm. Các nàng hầu phát hiện đã vào báo nên nàng vội vàng lui vào bóng tối. Vua nhìn theo với vẻ tiếc nuối, mê mẩn.

Một lần khác, Hợp Đức lại tắm, vua ra lệnh cho các nàng hầu không được báo tin để vua thoải mái nhìn ngắm. Người đẹp Hợp Đức mình trần ngồi trong chậu tắm không khác gì người ngồi giữa dòng suối trong. Lòng dạ vua mơ màng, nói với người hầu: “Một vua không thể có hai Hoàng hậu, ta sẽ phong cho Chiêu Nghi làm Hoàng hậu”.

Biết chuyện, Phi Yến bèn cho cung nữ sửa soạn nước tắm thơm, mời nhà vua tới xem. Nhà vua cũng tới nhưng Phi Yến càng lả lơi, suồng sã thì HánThành đế càng chán, nửa chừng đã bỏ ra về.

Sau một thời gian vào cung, vua luân phiên ngủ với hai chị em, nhưng cả Phi Yến và Hợ Đức đều không có dấu hiệu mang thai. Họ bắt đầu nghi ngờ vua đã quá ham mê dục vọng nên mất khả năng có con. Lo sợ không có con sẽ khó mà giữa được ngôi vị, Phi Yến đã tính đến biện pháp đơn giản nhất đó là tìm người đàn ông khác thế chỗ Thành Đế khi cần và giúp mình có thai.

Sử dụng quyền lực của bà chủ hậu cung, Phi Yến đã phái tay chân tin cậy của mình tìm kiếm những người đàn ông khỏe mạnh, đặc biệt là những người đã sinh rất nhiều con trai, lập thành danh sách rồi lần lượt bí mật đưa từng người một vào cung thực hiện ý đồ.

Để che giấu chuyện ngoại tình của mình, nàng còn cho xây hẳn một điện thời Phật trong cung. Trong đó lại cho xây một căn phòng bí mật, nơi nàng thoải mái vụng trộm.

Điều ngạc nhiên là khi tiếp xúc với những đàn ông khác, Triệu Phi Yến không chỉ thỏa mãn dục vọng mà còn tìm thấy cảm giác thích thú. Từ đó, nàng càng ngày càng lơ là Thành Đế và dần dần vua cũng chán nản, đặc biệt yêu thích và gần gũi với Hợp Đức hơn.

Cô em Hợp Đức chẳng những xinh đẹp hoàn hảo mà còn cực kỳ thông minh. Khi những tin đồn về việc thông gian của Phi Yến đến tai vua, nàng đã khiến Hán Thành Đế tin rằng những tin đồ đó xuất phát từ lòng đố kỵ, ghen ghét với chị em nàng. Nhờ vậy, vua không tin mà còn ra lệnh giết những ai đã đặt điều về Hoàng hậu.

Từ đó, Phi Yến càng dâm loạn công khai mà không sợ gì. Nàng tìm mọi cách để mình hoặc em gái có mang nên đã rủ thêm Hợp Đức tham gia việc thông gian để nhanh chóng có con.

Biệt tài quyến rũ đàn ông của hai chị em mỹ nhân 2
Từ thân phận vũ nữ, hai chị em mỹ nhân đã bước vào cung trở thành những người đàn bà quyền lực (Ảnh minh họa, nguồn: Internet).

Tuy nhiên, sau một thời gian quan hệ với nhiều người đàn ông khác, hai chị em vẫn không có dấu hiệu gì khả quan. Bởi lẽ, nguyên nhân chính là ở hai mỹ nhân này. Họ đã thường xuyên sử dụng một loại thuốc làm đẹp giúp cho da dẻ luôn trắng trẻo, mịn màng, lại toát ra mùi hương quyến rũ và kích thích đàn ông. Và tác dụng không mong muốn của loại thuốc này là có chứa một lượng lớn xạ hương gây khó khăn cho việc thụ thai.

Về phần Hán Thành Đế, do tính dục vô độ nên mắc chức dương suy. Ông đã phải dùng đến nhiều loại thần dược với hy vọng kéo dài được “phong độ” của mình. Tuy nhiên, mỗi ngày thân thể ông càng suy kiệt, có lúc đi không vững. Đến tháng 3 năm thứ 7 TCN, Hán Thành Đế qua đời ở tuổi 46.

Khi hoàng đế mất, Vương Thái hậu thi hành chính lệnh. Bà muốn cùng các quan đại thần mà đứng đầu là Vương Mãng điều tra rõ cái chết của Hán Thành Đế. Là một người đẹp thông minh, Hợp Đức hiểu rõ tình cảnh thân cô thế cô của mình. 

Nàng biết chắc triều đình sẽ không bao giờ kết luận vua chết vì hoang dâm vô độ mà sẽ đổ tất cả tội lỗi lên đầu mình nên nàng đã tự sát trước khi bị hành hình khi mới 24 tuổi.

Do Hán Thành Đế không có con nên Lưu Hân - người cháu gọi vua bằng bác đã được chọn kế vị. Nhờ có công trong việc đề bạt Lưu Hân nên ông bỏ qua những tội ác tày trời mà Phi Yến đã nhúng tay vào và phong cho nàng làm Thái hậu.

Nhờ vậy, Triệu Phi Yến thoát tội. Nhưng trớ trêu thay, Lưu Hân không si mê nữ sắc mà lại quyến luyến đàn ông. Hơn nữa, Lưu Hân chỉ lên ngôi được 7 năm thì mất. Do không có con nối ngôi nên Vương Mãng quay trở lại nắm quyền lực và tham chính.

Vương Mãng tìm cách hạ bậc Hoàng thái hậu của Triệu Phi Yến, nàng bị đưa ra khỏi Bắc cung, rồi sau đó bị phế làm thứ dân. Cuối cùng, Phi Yến đã tìm đến cái chết bằng rượu độc.



Nhắc đến người đàn ông tự "cắm sừng" cho mình người ta hay nhớ đến câu chuyện nổi tiếng của ông vua Thạch Kính Đường - hoàng đế đầu tiên nhà Hậu Tấn.
Biệt tài quyến rũ đàn ông của hai chị em mỹ nhân 3