Không thể đứng nhìn con tự bước chân vào bùn lầy, gia đình ông dùng đủ mọi cách khuyên can con gái. Nhưng đến khi cô khăng khăng không chịu lấy chồng mà chỉ muốn xây dựng hạnh phúc với người con gái kia, ông Lê đã buộc mình pha cho con uống thuốc ngủ, rồi để Hoàng - người con trai theo đuổi cô làm “chuyện ấy” với hy vọng, khi đã biết mùi đàn ông thì cô sẽ bỏ ngay ý nghĩ “quái đản” của mình.
Một tháng sau, nó có thai, nhưng nó vẫn không nói không rằng, sống lặng lẽ như một người câm và không chịu gặp vợ chồng tôi.
Con bé vừa nghén, vừa bất ổn về tinh thần nên nó không còn là nó nữa. Khi nào con tôi chịu về nhà có lẽ tôi mới thấy yên lòng, lúc ấy ngôi nhà của tôi mới thôi chong đèn cả đêm…”.
Quá thất vọng và không thể tin nổi cô con gái là người đồng tính, ông bố đã sai người con trai xích cô vào nhà đánh cho một trận thập tử nhất sinh để cô chừa cái “thói hư hỏng”. Khi cô tìm cách trốn chạy thì ông trói lại và đè đầu cô ra mà cạo trọc để răn đe cô út không được học đòi cái “thói hư” của chị gái mình.
Tại đường dây nóng tư vấn về giới tính thuộc CSAGA (Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới, Gia đình, Phụ nữ và Vị thành niên), những chuyên gia tư vấn tâm lý không thể nào quên được câu chuyện đau lòng của một ông bố có con gái là người đồng tính.
Trên diễn đàn của giới đồng tính nữ, chúng tôi bắt gặp những dòng tâm sự đẫm nước mắt của một bà mẹ:
“Tại sao con lại a dua theo Lan. Cả nhà mình có ai bị như thế đâu mà con lại bị như thế? Hay là mẹ chiều con quá nên con đâm ra hư đốn? Mẹ sẽ cấm con chơi với Lan. Bằng mọi giá, mẹ phải làm cho con bình thường trở lại. Rồi những suy nghĩ bồng bột của con sẽ qua và con sẽ là một người phụ nữ bình thường”.
Ban đầu, thấy con gái chơi thân với một bạn học cùng lớp tên Lan, bà cũng thấy mừng vì cô bé Lan học giỏi, ngoan ngoãn.
Nhưng một lần, bước chân lên cầu thang, nghe thấy tiếng cười rúc rích. Rồi khi nhìn lén qua khe cửa, thấy con và bạn đang ôm nhau, miệng cười và tay đang xoa lưng âu yếm nhau. Bà bàng hoàng, lảo đảo bước xuống ghế.
Mắt bà mờ đi khi nghĩ lại những ánh nhìn đắm đuối, những cử chỉ âu yếm của 2 đứa khi chơi với nhau mà trước kia bà chỉ lờ mờ nhận ra rằng, nó khác hẳn với những đứa con gái khác chứ đâu có nghĩ chúng nó yêu nhau.
Bà Bùi Thị Thanh Hoà, Trưởng phòng tư vấn CSAGA (Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới, Gia đình, Phụ nữ và Vị thành niên) cho rằng: Người đồng tính không phải là người mắc bệnh mà họ chỉ có xu hướng tình dục đồng giới, một xu hướng tự nhiên và thiểu số, một sự đa dạng sinh học.
Gần đây, các nhà khoa học còn nói đến xu hướng tình dục lưỡng tính, tức là người ta có tình cảm, nhu cầu tình dục với cả 2 giới, hay xu hướng nữa đó là xu hướng tình dục vô tính, tức là người ta không thích ai cả Đến bây giờ chưa có một nghiên cứu nào khẳng định nguyên nhân của tình dục đồng giới, chỉ có một điều chắc chắn đó là xu hướng tình dục của con người không thể thay đổi.
Vì thế, nhiều bậc phụ huynh khi phát hiện con mình đồng tính thường nghĩ rằng, cần ngăn cản, cấm đoán, cắt đứt mối quan hệ, đem con đi "chữa bệnh" hay ép con theo một lối sống khác, đi lấy chồng, sinh con… thì sau một thời gian con sẽ trở lại giới tính bình thường nhưng điều đó là không thể xảy ra.
Để giúp người đồng tính hòa nhập với cộng đồng, cần phải thay đổi nhận thức về vấn đề đồng tính một cách đúng đắn, chính xác. Người đồng tính không phải là người mắc bệnh, không phải là người bệnh hoạn. Khi mình nhìn nhận được cái vấn đề đó thì mình không còn sự kỳ thị, có cách xử sự khác và sẽ tôn trọng cái sự đa dạng ấy của những người xung quanh. Từ việc thay đổi nhận thức sẽ dẫn đến thay đổi được hành vi. Và đương nhiên khi mà người đồng tính được tôn trọng thì người ta sẽ cởi mở hơn. |