Những câu chuyện loạn luân trong chốn hậu cung thời cổ đại ở Trung Hoa đã không còn quá xa lạ. Và dưới đây là một vài câu chuyện tiêu biểu về việc cha đang tâm cướp vợ của chính con trai mình.
Bắt con dâu xuất gia để lấy mình
Đình đám nhất trong các vụ cha cướp vợ của con phải kể đến câu chuyện xảy ra vào đời Đường, thời vua Đường Minh Hoàng. Dương Ngọc Hoàn (chính là Dương Quý Phi sau này), một trong tứ đại mỹ nhân lừng danh Trung Quốc được vua đón về làm vợ Thọ Vương, con trai thứ 18 của Đường Minh Hoàng năm nàng mới 17 tuổi. Khi đó, Đường Minh Hoàng đã bước sang tuổi 58 tuổi.
Một lần tình cờ thấy Ngọc Hoàn, vua quá choáng váng trước sắc đẹp của nàng và si mê nàng ngay từ lúc đó. Ngày đêm vua chỉ ước ao có cơ hội chiếm đoạt được người con gái tuyệt sắc này.
Và rồi cơ hội đến khi Võ Huệ phi - mẹ đẻ của Thọ Vương, qua đời. Lấy cớ cần người hương khói cho vợ, nhà vua bắt Dương Ngọc Hoàn với tư cách con dâu phải xuất gia làm đạo sĩ. Điều đó đồng nghĩa với việc nàng Ngọc Hoàn không còn là vợ Thọ Vương nữa. Thế là Đường Minh Hoàng công khai đưa Dương Ngọc Hoàn về cung. Nàng nhanh chóng được phong làm quý phi, trở thành mẹ kế của chính chồng mình.
Từ khi lấy được người vợ sắc nước hương trời, Đường Minh Hoàng từ một vị vua tài giỏi đã bỏ bê triều chính, giao hết mọi việc lớn nhỏ cho anh họ của Dương Ngọc Hoàn là thừa tướng Dương Quốc Trung lo liệu. Chính sự bất công này đã dẫn đến cảnh lộng quyền trong triều đình. Hơn nữa, Đường Minh Hoàn cũng bị trả giá đắt khi An Lộc Sơn dấy binh tạo phản để cướp ngôi vua và có cả mục đích cướp luôn người đẹp vợ vua.
Trước sự rối ren trong triều, Đường Minh Hoàng cùng Dương Quý Phi chạy sang Tứ Xuyên lánh nạn. Trên đường đi, quân lính đổ mọi tội lỗi nên người đẹp, cho rằng chính nàng đã dùng sắc đẹp mê hoặc vua khiến ông lơ là triều chính, và cũng vì nàng mà An Lộc Sơn tạo phản.
Bắt con dâu xuất gia để lấy mình
Đình đám nhất trong các vụ cha cướp vợ của con phải kể đến câu chuyện xảy ra vào đời Đường, thời vua Đường Minh Hoàng. Dương Ngọc Hoàn (chính là Dương Quý Phi sau này), một trong tứ đại mỹ nhân lừng danh Trung Quốc được vua đón về làm vợ Thọ Vương, con trai thứ 18 của Đường Minh Hoàng năm nàng mới 17 tuổi. Khi đó, Đường Minh Hoàng đã bước sang tuổi 58 tuổi.
Một lần tình cờ thấy Ngọc Hoàn, vua quá choáng váng trước sắc đẹp của nàng và si mê nàng ngay từ lúc đó. Ngày đêm vua chỉ ước ao có cơ hội chiếm đoạt được người con gái tuyệt sắc này.
Và rồi cơ hội đến khi Võ Huệ phi - mẹ đẻ của Thọ Vương, qua đời. Lấy cớ cần người hương khói cho vợ, nhà vua bắt Dương Ngọc Hoàn với tư cách con dâu phải xuất gia làm đạo sĩ. Điều đó đồng nghĩa với việc nàng Ngọc Hoàn không còn là vợ Thọ Vương nữa. Thế là Đường Minh Hoàng công khai đưa Dương Ngọc Hoàn về cung. Nàng nhanh chóng được phong làm quý phi, trở thành mẹ kế của chính chồng mình.
Từ khi lấy được người vợ sắc nước hương trời, Đường Minh Hoàng từ một vị vua tài giỏi đã bỏ bê triều chính, giao hết mọi việc lớn nhỏ cho anh họ của Dương Ngọc Hoàn là thừa tướng Dương Quốc Trung lo liệu. Chính sự bất công này đã dẫn đến cảnh lộng quyền trong triều đình. Hơn nữa, Đường Minh Hoàn cũng bị trả giá đắt khi An Lộc Sơn dấy binh tạo phản để cướp ngôi vua và có cả mục đích cướp luôn người đẹp vợ vua.
Trước sự rối ren trong triều, Đường Minh Hoàng cùng Dương Quý Phi chạy sang Tứ Xuyên lánh nạn. Trên đường đi, quân lính đổ mọi tội lỗi nên người đẹp, cho rằng chính nàng đã dùng sắc đẹp mê hoặc vua khiến ông lơ là triều chính, và cũng vì nàng mà An Lộc Sơn tạo phản.
Trước sức ép của binh lính, Đường Minh Hoàng buộc phải xử tử Dương Ngọc Hoàn. Ông đau đớn chứng kiến cảnh nàng bị xiết cổ rồi đem bêu xác trước binh lính. Vậy là cuộc đời người đàn bà tuyệt sắc đã khép lại ở tuổi 38. Sau khi chết, nàng chỉ được chôn cất qua loa ngay bên đường.
Tráo vợ của con trai
Thời cổ đại Trung Quốc, để kết thân với nước Tần, vị vua thứ 31 của nước Sở là Sở Bình vương đã sai sứ giả sang hỏi công chúa nước Tần là nàng Mạnh Doanh cho thế tử Kiến. Khi sứ giả trở về, Sở Bình vương có hỏi han về cô con dâu tương lai xem nhan sắc ra sao. Sứ giả bèn trả lời rằng dù đã nhìn gái đẹp nhiều nhưng chưa từng thấy ai đẹp như nàng, đến cả những trang tuyệt sắc như Đắc Kỷ, Ly Cơ e rằng cũng không sánh bằng. Nghe vậy, Sở Bình vương tiếc nuối thở dài: “Ta đây làm vua gì cho uổng. Không gặp được người đẹp ấy, cũng phí một đời”.
Biết ham muốn đang dâng trào trong vua, một viên quan đã nghĩ ra kế sách hay để vua đạt được ý nguyện của mình. Sở Bình vương nghe theo, đưa nàng Mạnh Doanh vào cung, đồng thời đưa một người con gái khác mạo danh Mạnh Doanh vào cung thế tử Kiến. Sợ con trai phát giác sự thật, ông liền cấm thế tử Kiến vào cung, rồi sai đi trấn thủ phương xa cho khuất mắt. Kể từ đó, ngày đêm vua mê mẩn, ôm mộng về người đẹp. Sở Bình vương tìm cách đuổi mẹ của thế tử Kiến và lập Mạnh Doanh làm chính cung.
Ngày đêm vua chỉ ước ao có cơ hội chiếm đoạt được người con gái tuyệt sắc này (Ảnh minh họa).
Về phần Mạnh Doanh, nàng không hay biết gì về chuyện tráo đổi đó. Tuy nhiên, lúc nào nàng cũng buồn rầu. Thấy vậy, Sở Bình vương hỏi han thì nàng tâm sự rằng: “Thiếp vẫn nghĩ tưởng vợ chồng vừa đôi phải lứa với nhau. Khi vào cung mới biết ngài quá nhiều tuổi. Thiếp không dám oán ngài, chỉ hận là sinh sau đẻ muộn với ngài quá”. Vua động viên nàng: “Ta dù già nhưng nàng lấy ta được làm chính hậu sớm đến mấy năm”. Nghe vậy, Mạnh Doanh thấy lạ bèn dò hỏi các cung cữ mới biết chuyện mình bị đánh tráo, buồn bã khóc thầm. Đến khi Sở Bình vương hứa lập con nàng làm thế tử, nàng mới dần nguôi ngoai.
Để chuộc lỗi với người đẹp và không bị muối mặt khi gặp con trai, Sở Bình vương gán cho thế tử Kiến tội làm phản, cho quân lính truy lùng khắp nơi và cuối cùng bị giết chết.
Chiếm đoạt vợ của cả cha và con
Trong số những ông vua hoang dâm, Vệ Tuyên công thời Chiến Quốc được xếp vào hàng đứng đầu. Khi chưa lên ngôi, ông đã tư thông với vợ lẽ của cha là Di Khương. Lúc ngồi vào ngai vàng, Vệ Tuyên ngang nhiên lập Di Khương làm vợ, rồi phong ngôi thế tử cho con trai nàng là Cấp Tử.
Năm Cấp Tử 16 tuổi, Vệ Tuyên công cho người sang cưới công chúa nước Tề là nàng Tuyên Khương về làm vợ thế tử. Tuy nhiên, khi nghe nói đến sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành của Tuyên Khương, nhà vua không thể kìm lòng, bèn ra tay chiếm đoạt.
Vệ Tuyên công sai làm một cái đài thật đẹp gọi là Tân Đài, cho Tuyên Khương lên đó ở. Rồi ông sai Cấp Tử đi sứ ở nước Tống, tạo cơ hội để ông về Tân Đài ăn ở với Tuyên Khương, không đoái hoài gì đến Di Khương nữa. Khi trở về ra mắt vua cha, Cấp Tử đã phải dở khóc dở cười gọi chính vợ mình là mẹ kế.
Sau này, Tuyên Khương sinh được hai người con trai. Vừa muốn giành ngôi thế tử cho con, vừa ngại chạm mặt với Cấp Tử, nàng bèn tìm cách hãm hại Cấp Tử.
Nàng Tuyên Khương đặt điều với vua rằng Cấp Tử cố tình làm nhục mình: “Nó nói mẹ ta là vợ của ông nội mà cha ta còn lấy được, huống hồ Tuyên Khương vốn thực là vợ ta, chẳng lẽ ta không lấy được sao, chẳng qua ta cho cha mượn mà thôi”.
Nghe vợ dèm pha nhiều, Vệ Tuyên công đành sai người giết Cấp Tử. Con trai thứ của Tuyên Khương là công tử Thọ không đồng tình ý định trên, bèn lập mưu lừa bọn sát thủ để chết thay. Một đêm nọ, chàng rủ Cấp Tử uống rượu thật say, lấy quần áo của Cấp Tử mặc vào đi đón lũ lính. Bọn lính nhận nhầm bèn ra tay hạ sát công tử Thọ. Khi chúng định cắt đầu công tử Thọ mang về lĩnh thưởng thì Cấp Tử tỉnh dậy, thừa nhận mình mới là kẻ chúng cần giết. Thế là chúng hạ sát nốt Cấp Tử để bịt miệng.
Vệ Tuyên công nghe tin cả hai con trai đều bị giết thì ngã vật ra giữa long sàng, kêu lớn: “Đứa con gái nước Tề (ý chỉ Tuyên Khương) đã hại cả nhà ta rồi”. Kể từ đó, nhà vua sinh bệnh, chỉ nửa tháng sau thì chết. Người đời luôn oán giận rằng chính sự dâm loạn và ngu muội của Vệ Tuyên công mới là nguyên nhân dẫn đến cơ sự này.
Chỉ nhờ một câu thơ trên bãi biển năm xưa, Hồ Quý Ly đã bất ngờ lấy được "người tình trăm năm" thuộc dòng dõi hoàng tộc