Mãi đến khi bố mẹ chồng giục giã, hỏi han nhiều quá, bày tỏ rõ nỗi lo lắng “cháy ruột” của ông bà, anh chị mới quyết định đến bệnh viện khám để biết rõ nguyên nhân.
Theo kết quả khám thì anh Tuấn - chồng chị bị yếu tinh trùng. Về nhà, anh chị cũng báo cáo lại với toàn thể gia đình nhà chồng. Đồng thời chị Bích cũng tích cực thuốc thang, ăn uống những mong cải thiện được.
Theo kết quả khám thì anh Tuấn - chồng chị bị yếu tinh trùng. Về nhà, anh chị cũng báo cáo lại với toàn thể gia đình nhà chồng. Đồng thời chị Bích cũng tích cực thuốc thang, ăn uống những mong cải thiện được.
Nhưng mọi chuyện không có gì đáng nói nếu gia đình anh Tuấn không đổ lỗi cho nguyên nhân hiếm muộn là do chị, dẫu cho họ biết thừa kết quả thăm khám là do anh Tuấn.
Hai chị gái chồng đua nhau kết tội em dâu: “Chỉ cần một con tinh trùng khỏe mạnh thôi cũng có con. Tại 'máy' không nhạy nên nhà này mới không có cháu”.
Chưa hết u uất, chị Bích lại bị mẹ chồng quở trách: “Cô là vợ, chồng khỏe hay yếu là do cô chăm sóc. Vụng về không chăm chồng đến nơi đến chốn còn lôi giấy khám ra mà quy chụp chồng hiếm muộn à?”.
Trong nhà “đóng cửa bảo nhau” chưa thỏa, cả nhà chồng chị Bích còn đi rêu rao khắp phố, dọa dẫm: “'Mái không biết đẻ thì 'trống' đi kiếm trứng khác”.
Cứ thế, cả họ hàng, khu phố biết chuyện nhà chị. Thậm chí, được nghe lời “tố cáo” của gia đình nhà chồng với Bích, đi đâu chị cũng được nghe những câu hỏi về chuyện vốn đau đầu này.
Không ít lần chị khóc hết nước mắt định gói ghém đồ đạc về nhà ngoại. Nhưng rồi chồng chị lại nửa như khuyên can, nửa như thách thức: “Phụ nữ vất vả vì chồng một tí mà đã than. Không lẽ em muốn cả xã hội này nhìn tôi là thằng…yếu à?”, thành ra chị không dám về.
Đoản khúc trách cứ, quy chụp cứ thi nhau dội hết lên đầu chị Bích. Chị ngao ngán thở dài: “Sống với nhau mấy năm trời rồi, giờ bỏ đi thì có lỗi với chồng quá. Ở lại thì bị kết tội này nọ. Họ không ở trong hoàn cảnh mình, họ không biết mình buồn bã, lo lắng đến cỡ nào mà còn 'đổ thêm dầu vào lửa'. Thôi thì số phận mình thế, đành cố gắng chứ biết làm thế nào. Hy vọng sau một thời gian thuốc men, ăn uống theo chỉ dẫn của bác sỹ, hai vợ chồng sẽ có tin vui”.
Nói thì nói vậy, thực tế chị thường xuyên bị những cơn đau đầu hành hạ vì ức chế tinh thần và lo nghĩ quá nhiều.
Chị thường xuyên bị những cơn đau đầu hành hạ vì ức chế tinh thần và lo nghĩ quá nhiều khi bị nhà chồng đổ lỗi hiếm muộn (Ảnh minh họa).
Cũng đang trong hoàn cảnh hiếm muộn đường con cái như chị Bích là vợ chồng Hoài (Sóc Sơn, Hà Nội). Điều khác biệt là Hoài bị buộc tội vô sinh vì mẹ đẻ chị trước kia đã từng... chậm có con.
Ngày trước, bố Hoài đi công tác trong Miền Nam, khoảng 3 tháng mới về thăm gia đình được một lần. Thế nên, hơn 3 năm sau ngày cưới, mẹ Hoài mới đậu thai và sinh ra chị.
Còn Hoài, sau hơn 2 năm kết hôn, thấy vợ chồng Hoài mãi không thông báo tin vui, cả gia đình, họ hàng nhà chồng đều thi nhau đổ lỗi: “Mẹ nào con nấy”.
Quá uất ức, Hoài động viên chồng cùng đi khám hiếm muộn. Bác sĩ kết luận chồng Hoài bị giãn tĩnh mạch thừng tinh, cần điều trị mới mong có con bế bồng.
Về nhà, bố mẹ chồng bắt chồng Hoài phải uống thuốc Đông y vì: “Người ta mách uống thuốc nhà đấy tốt lắm, bao nhiêu người khỏi bệnh rồi”.
Trong nhà “đóng cửa bảo nhau” chưa thỏa, cả nhà chồng chị Bích còn đi rêu rao khắp phố, dọa dẫm: “'Mái không biết đẻ thì 'trống' đi kiếm trứng khác”.
Cứ thế, cả họ hàng, khu phố biết chuyện nhà chị. Thậm chí, được nghe lời “tố cáo” của gia đình nhà chồng với Bích, đi đâu chị cũng được nghe những câu hỏi về chuyện vốn đau đầu này.
Không ít lần chị khóc hết nước mắt định gói ghém đồ đạc về nhà ngoại. Nhưng rồi chồng chị lại nửa như khuyên can, nửa như thách thức: “Phụ nữ vất vả vì chồng một tí mà đã than. Không lẽ em muốn cả xã hội này nhìn tôi là thằng…yếu à?”, thành ra chị không dám về.
Đoản khúc trách cứ, quy chụp cứ thi nhau dội hết lên đầu chị Bích. Chị ngao ngán thở dài: “Sống với nhau mấy năm trời rồi, giờ bỏ đi thì có lỗi với chồng quá. Ở lại thì bị kết tội này nọ. Họ không ở trong hoàn cảnh mình, họ không biết mình buồn bã, lo lắng đến cỡ nào mà còn 'đổ thêm dầu vào lửa'. Thôi thì số phận mình thế, đành cố gắng chứ biết làm thế nào. Hy vọng sau một thời gian thuốc men, ăn uống theo chỉ dẫn của bác sỹ, hai vợ chồng sẽ có tin vui”.
Nói thì nói vậy, thực tế chị thường xuyên bị những cơn đau đầu hành hạ vì ức chế tinh thần và lo nghĩ quá nhiều.
Chị thường xuyên bị những cơn đau đầu hành hạ vì ức chế tinh thần và lo nghĩ quá nhiều khi bị nhà chồng đổ lỗi hiếm muộn (Ảnh minh họa).
Cũng đang trong hoàn cảnh hiếm muộn đường con cái như chị Bích là vợ chồng Hoài (Sóc Sơn, Hà Nội). Điều khác biệt là Hoài bị buộc tội vô sinh vì mẹ đẻ chị trước kia đã từng... chậm có con.
Ngày trước, bố Hoài đi công tác trong Miền Nam, khoảng 3 tháng mới về thăm gia đình được một lần. Thế nên, hơn 3 năm sau ngày cưới, mẹ Hoài mới đậu thai và sinh ra chị.
Còn Hoài, sau hơn 2 năm kết hôn, thấy vợ chồng Hoài mãi không thông báo tin vui, cả gia đình, họ hàng nhà chồng đều thi nhau đổ lỗi: “Mẹ nào con nấy”.
Quá uất ức, Hoài động viên chồng cùng đi khám hiếm muộn. Bác sĩ kết luận chồng Hoài bị giãn tĩnh mạch thừng tinh, cần điều trị mới mong có con bế bồng.
Về nhà, bố mẹ chồng bắt chồng Hoài phải uống thuốc Đông y vì: “Người ta mách uống thuốc nhà đấy tốt lắm, bao nhiêu người khỏi bệnh rồi”.
Hoài giải thích với bố mẹ chồng nên theo Tây y sẽ phù hợp để chữa khỏi bệnh này hơn. Nhưng mẹ chồng Hoài nhất nhất bắt con trai làm theo ý mình. Bà còn quay sang vu cho Hoài tội: "Cô không muốn có con thì để chồng cô sinh".
Rồi mẹ chồng Hoài đay nghiến thêm: “Mẹ cô chậm có con nên giờ cô cũng 'nối gót' ấy chứ gì? Con tôi mờ mắt mới lao đầu lấy cô chứ ham hố gì cái ngữ đàn bà chậm con”.
Chưa thỏa thê, bà còn chạy sang nhà ngoại Hoài để trách con dâu láo, dám cãi bố mẹ chồng. Thương con gái, mẹ Hoài nín lặng nghe bà thông gia “luận tội”.
Khổ nhất là mỗi dịp họ hàng có giỗ chạp, Hoài phải “nén” tai nghe lời trách cứ của họ hàng nhà chồng. Những người thân họ hàng không hiểu chuyện như thím chồng Hoài cứ được thể nói: “Đẻ đi, không là... tịt đấy. Khổ cho anh chị tôi mãi chả có cháu bế”.
Có lần ức chế quá, Hoài nói: “Không phải lỗi tại cháu”. Anh trên em dưới nhà chồng được thể xông vào “dằn mặt” hỏi nhao nhao: “Thế là lỗi của ai, tại giời à? Cô chửa hay chồng chửa mà bảo không phải lỗi của mình?”.
“Sống chung với lũ” khiến Hoài mệt mỏi vô cùng. Dần dà, Hoài cố học cách bỏ ngoài tai lời dèm pha của thiên hạ, cô năng đi tập thể dục để thoải mái tinh thần, giải tỏa u uất trong lòng. Hoài cho rằng: “Mình cứ phải sống thoải mái đã mới động viên chồng chữa bệnh được”.
Rồi mẹ chồng Hoài đay nghiến thêm: “Mẹ cô chậm có con nên giờ cô cũng 'nối gót' ấy chứ gì? Con tôi mờ mắt mới lao đầu lấy cô chứ ham hố gì cái ngữ đàn bà chậm con”.
Chưa thỏa thê, bà còn chạy sang nhà ngoại Hoài để trách con dâu láo, dám cãi bố mẹ chồng. Thương con gái, mẹ Hoài nín lặng nghe bà thông gia “luận tội”.
Khổ nhất là mỗi dịp họ hàng có giỗ chạp, Hoài phải “nén” tai nghe lời trách cứ của họ hàng nhà chồng. Những người thân họ hàng không hiểu chuyện như thím chồng Hoài cứ được thể nói: “Đẻ đi, không là... tịt đấy. Khổ cho anh chị tôi mãi chả có cháu bế”.
Có lần ức chế quá, Hoài nói: “Không phải lỗi tại cháu”. Anh trên em dưới nhà chồng được thể xông vào “dằn mặt” hỏi nhao nhao: “Thế là lỗi của ai, tại giời à? Cô chửa hay chồng chửa mà bảo không phải lỗi của mình?”.
“Sống chung với lũ” khiến Hoài mệt mỏi vô cùng. Dần dà, Hoài cố học cách bỏ ngoài tai lời dèm pha của thiên hạ, cô năng đi tập thể dục để thoải mái tinh thần, giải tỏa u uất trong lòng. Hoài cho rằng: “Mình cứ phải sống thoải mái đã mới động viên chồng chữa bệnh được”.
"Tôi chỉ ước giá như tôi vừa được sống với vợ, vừa có người đàn bà khác ở cùng và sinh con cho thì hay biết mấy..."