Ý kiến này của nhà khoa học tâm lý được đưa ra dựa trên công trình nghiên cứu của ông được thực hiện trong suốt 10 năm. Tham gia vào cuộc khảo sát này, có 82 cặp vợ chồng mỗi năm đều thông báo cho nhà khoa học biết mức độ hài lòng của họ với cuộc hôn nhân của mình. Từ đây, có kết quả rõ ràng rằng: trong các gia đình vợ chồng thường xuyên cãi cọ nhau, các vấn đề nghiêm trọng lại ít hơn.
Nghiên cứu những cuộc cãi vã của các cặp vợ chồng, các nhà khoa học nhận ra rằng hầu hết các cuộc cãi vã đều xảy ra xung quanh các vấn đề của cuộc sống đời thường và những khi họ phải làm việc chung. Theo McNulty, các mối quan hệ gia đình thành công, mọi người cư xử theo một cách nhất định của riêng mình, và các xung đột buộc họ phải suy nghĩ lại về cá nhân và gia đình.
Sau một xung đột lớn hoặc một cuộc cãi nhau nhỏ, mối quan hệ gia đình có thể dễ dàng khôi phục, đặc biệt là khi các cặp vợ chồng được kết nối chặt chẽ về mặt cảm xúc và tinh thần. Hơn nữa, nhà nghiên cứu tâm lý lưu ý rằng sau ba năm chung sống, ở nhiều cặp vợ chồng có thể xuất hiện giai đoạn khủng hoảng hôn nhân, những xung đột xảy ra hiếm hơn, nhưng lại kéo dài hơn. Nếu người đàn ông và phụ nữ tìm được sự thỏa hiệp với nhau trong khoảng thời gian này thì cuộc hôn nhân sẽ kéo dài nhiều năm.
Bên cạnh đó, ông McNulty còn lưu ý rằng không nên để người thân và bạn bè can thiệp vào cuộc sống gia đình. Theo kết quả nghiên cứu này, mỗi năm có khoảng 10% các cuộc hôn nhân tan vỡ từ kết quả tư vấn “những nhà tư vấn gia đình nhiệt tình”. Nếu trong gia đình bạn có vấn đề, tốt nhất hãy tìm đến lời khuyên của các nhà chuyên môn hơn là dựa vào ý kiến của những người phán xét mọi việc từ cái nhìn riêng của họ.