Ngoại trừ các nữ hoàng đế hy hữu thì trong lịch sử Trung Quốc vốn không phải là nơi mà phụ nữ cảm thấy được trọng vọng. Từ tục bó chân "tam thốn kim liên" cho tới việc loại bỏ các thai nhi mang giới tính nữ, phụ nữ Trung Quốc phải chịu đựng cảnh khốn cùng do giới tính của mình. Ngày nay, Trung Quốc có tới 650 triệu phụ nữ. Họ đại diện cho giới nữ của quốc gia đông dân nhất thế giới, tỉ lệ các tỉ phú tự lực cao nhất thế giới, với 63% người thi GMAT ở Trung Quốc là nữ, họ đang theo đuổi tấm bằng Thạc sĩ cùng với tham vọng là phải khiến cho các đấng mày râu phải hổ thẹn. Nhưng, cho dù tham vọng của họ hay những gì mà họ đạt được to lớn tới đâu, họ vẫn bị trói buộc. Không phải bởi đôi chân, mà họ bị ràng buộc bởi hôn nhân.
Tại Trung Quốc, có một truyền thống cố hữu về việc cưới xin phải "môn đăng hộ đối". Điều này vẫn thường diễn ra, và nó khiến cho đàn ông Trung Quốc có cảm giác mình là bề trên, và có thể lấy vợ ở tầng lớp xã hội thấp hơn. Nhưng nếu đảo ngược vị thế này, thì rõ ràng là những phụ nữ thành đạt sẽ gặp "trắc trở" hơn. Học vấn và lương bổng của họ trở thành lợi thế mà bạn đời tương lai của họ không thể cạnh tranh nổi. Thay vào đó, các bậc nam nhi này sẽ tìm kiếm các cô gái trẻ trung hơn, xinh đẹp hơn và dễ bảo hơn.
Với độ tuổi, tình trạng hôn nhân như vậy, những cô gái này đã được gọi bằng một biệt hiệu khá hợp thời, đó là "gái ế". Từ "gái ế" đã được đưa vào từ điển của Trung Quốc, nhằm mô tả các cô gái chưa chồng và đang ngấp nghé ở độ tuổi 30.
Những phụ nữ độc thân trên dưới 30 tuổi khiến đàn ông hổ thẹn vì tài năng và lương bổng của họ, nhưng vẫn không được coi trọng vì "ế"
Lynette (tên tiếng Anh của nhân vật) sẽ bước sang tuổi 30 trong 2 tháng tới, cha mẹ cô muốn dịp Tết Nguyên Đán vừa qua cô phải thông báo về tình hình cưới xin. Là một nhà sản xuất truyền hình thành đạt ở Bắc Kinh, cô đã về nhà nghỉ tết với hàng lô quà tặng cho gia đình, nhưng chẳng có viễn cảnh lãng mạn nào diễn ra, thay vào đó, cô phải chịu sự châm chọc từ gia đình và hàng xóm.
"Một trong những hàng xóm của tôi biết rằng tôi làm cho truyền hình, và họ đề nghị giúp tôi hẹn hò với một người nào đó tương xứng" - cô nói. 'Tôi biết anh chàng đó là một nhà quản trị mạng, và anh ấy kiếm được 476 USD mỗi tháng. Hàng xóm của tôi nói rằng đây là một khoản thu nhập khá, bởi vì bà ấy nghĩ rằng tôi làm cho một xưởng lắp ráp tivi.
Một điều mà bà ấy không biết, đó là tôi là một nhà sản xuất truyền hình. Tôi trả cho các cấp giám đốc của tôi mức cao hơn thế nhiều lần. Nhưng tôi vẫn đến chỗ hẹn. Còn người đàn ông đó thật vô cùng khó chịu. Đáng ra hôm hẹn hò đó phải là đi ăn tối với nhau, nhưng cuối cùng lại chỉ uống có sữa đậu nành, vì tôi nghĩ rằng anh ta hiểu rằng mọi việc rồi chẳng đi đến đâu cả".
Những người phụ nữ học vấn đầy mình, lương bổng cao ngất đó đang tìm kiếm quanh họ những người đàn ông ít ỏi "có thể cưới được" (những người có học vấn cao hơn và nhiều tiền hơn họ). Hiện tượng này đã được đề cập nhiều lần. Đó gọi là cuộc khủng hoảng của "Tất cả các Phụ nữ Độc thân". "Tất cả Gái Ế" của Trung Quốc đang phải chịu chung một định mệnh, chỉ có cá tính mỗi người là khác nhau đôi chút.
Là hệ quả từ chính sách một con và hủy bỏ các bào thai mang giới tính nữ để có con trai nối dõi, tỉ lệ nam nữ ở Trung Quốc đã bị mất cân bằng nghiêm trọng. Theo Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, tới năm 2020, nam giới sẽ cao hơn nữ giới là 30 triệu người trong độ tuổi kết hôn. Những lo ngại về việc Trung Quốc tăng cường quy mô quân đội đã bộc lộ, cùng với đó là những e ngại về tình trạng mại dâm, bao lực và buôn bán cô dâu do mất cân đối giới tính gây ra. Nhưng liệu con số 30 triệu đàn ông thừa này có cải thiện được phần nào cơ hội cho các cô gái muốn tìm kiếm ý trung nhân phù hợp?
Bây giờ thì chắc chắn là chưa. Năm 2007, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã xếp từ "gái ế" là một trong số 171 từ mới của năm. Liên đoàn Phụ nữ Trung Quốc đã công bố một khảo sát, mà theo đó, phụ nữ được xếp vào các hạng mục "ế" khác nhau.
Trong đó, ở tuổi 25, phụ nữ phải "chiến đấu" và "săn đuổi" một ý trung nhân để không bị đe dọa khi chỉ có một mình. Đến năm 28 tuổi, khảo sát này đưa ra ngụ ý rằng trái tim đã rất sẵn sàng, nói với phụ nữ rằng "họ phải chiến thắng". Tầm tuổi từ 31-35, những phụ nữ này được gọi là "ế cấp cao", và đến khi 35 tuổi, thì họ được coi là "chính thức ế". Một phụ nữ đã đạt được thành công rực rỡ trong sự nghiệp, nhưng giống như Vua Khỉ, cô vẫn có chỗ không toàn vẹn - nếu nghĩ theo hướng cô còn cao hơn cả thiên chức mà chỉ có thể thực hiện được nhờ hôn nhân.
Trong khi đó, không ai có thể phủ nhận được sức mạnh chính trị của hôn nhân tại Trung Quốc. Về việc triều đại nhà Thanh sụp đổ vào cuối thế kỷ 19, phụ nữ Trung Quốc bị cho là có ảnh hưởng xấu lên con cái bởi vì họ không có giáo dục và mê tín. Trong một nỗ lực nhằm chấn hưng đất nước, giới trí thức Trung Quốc trong nửa đầu thế kỷ 20 đã đấu tranh cho một ý tưởng rằng một ngôi nhà êm ấm có nghĩa là quốc gia ổn định, và bắt đầu một phong trào đào tạo cho phụ nữ làm việc và các trách nhiệm quản lý gia đình.
Nhà dần dần được coi là một mô hình thu nhỏ của trật tự xã hội phong kiến, và việc quản lý gia đình trở thành mối lo ngại trọng tâm của đất nước. Như tác giả Helen M.Scheider viết: "Quản lý không gian đối nội là một trách nhiệm quan trọng, một người vợ quán xuyến tốt và không gây ra phiền hà gì sẽ khiến cho chồng của cô ta có thể toàn tâm toàn ý cho "việc bên ngoài".
Những thực tế lịch sử trên giúp ta có cái nhìn dễ hơn về việc tại sao các "gái ế" lại hay tham gia vào công việc bên ngoài xã hội, và họ hay phải đối mặt với các thách thức khi kết hôn. Đó cũng mang lại cái nhìn vào bản chất của việc hôn nhân đã được dùng làm công cụ chính trị như thế nào trong xã hội cũ.
Nhưng sự thật là, các chiến dịch của nhà nước không khiến cho các "gái ế" tự tin hơn chút nào. Các "gái ế" phải nhận được vô khối oanh tạc từ xã hội. Nào là người bàn ra tán vào. Hàng xóm thắc mắc. "Cái con bé đấy 29 tuổi rồi mà chưa cưới à? Sắp đến tuổi đẻ con đầu lòng rồi còn gì? Ngoài 30 thì chẳng còn ai thèm ngó ngàng tới nó nữa. Nó nên tăng tốc mau". Đấy là những gì mà họ sẽ nói. Cha mẹ thì cảm thấy xấu hổ với làng xóm và bắt đầu thúc ép con gái mình. Họ xếp hàng dài các cuộc hẹn hò với người mới cho con. Họ sẽ liên hồi kỳ trận nói rằng họ muốn có cháu bế tới mức nào. Họ dọa không cho thừa kế.
Trong chuỗi ngày nghỉ của mình, nhà sản xuất phim Lynette lại được hàng xóm mai mối cho một đối tượng khác. Lần này là với một người đàn ông có "điều kiện tuyệt vời", có nghĩa là anh ta có lương khá cao, và có một ngôi nhà đắt giá ở Bắc Kinh. Với nhiều bậc cha mẹ, ngôi nhà đó là một tài sản rất đáng giá cho đám cưới.
"Chúng tôi hẹn hò được hai buổi ăn tối. Tới buổi thứ hai, anh đưa tôi về nhà anh ấy ... và chỉ cho tôi thấy nó gần nhà trẻ địa phương như thế nào".
Lynette buồn cười vì các buổi hẹn hò mai mối bởi vì cô biết hầu hết các bạn bè còn độc thân của cô đều trải qua tình cảnh tương tự. Cô thừa nhận là các tình cảnh đều rất khó chịu. Trước tiên, học vấn và công việc của cô khiến cho đàn ông không thích thú gì. Thứ hai là, buổi hẹn hò quá bị chi phối bởi cách nghĩ thực dụng "yêu là cưới". Hầu hết các "gái ế" này đều phản đối cách nghĩ rằng cưới chỉ để cưới, hay là chỉ để làm cho xong nhiệm vụ với cha mẹ và chấm dứt những lời nhắc nhở của hàng xóm rằng: "sau 30 thì không ai thèm".
Tuy nhiên, trong một khảo sát khác của Liên đoàn Phụ nữ Trung Quốc trên 30.000 nam giới, hơn 90% trong số đó nói rằng phụ nữ nên kết hôn trước tuổi 27 để tránh bị ế. Điều này một phần là do đó là độ tuổi thích hợp để sinh con, nhưng chủ yếu lại xuất phát từ việc đàn ông Trung Quốc lấy độ tuổi và ngoại hình làm giá trị của người phụ nữ. Một lãnh đạo nam 35 tuổi có thể lấy một cô gái mới sang tuổi 19 chứ hiếm khi nào lại chịu lấy một nữ doanh nhân thành đạt đứng tuổi khác. Nhưng logic này không lặp lại khi đảo lại giới tính của họ.
Và do đó, một thế hệ "gái ế" mới được sinh ra: đó là những "gái ế bất diệt" sẵn sàng dũng cảm phá bỏ các ràng buộc về chính trị, văn hóa, xã hội và mời gọi của cha mẹ để cưới. Biết đâu sẽ tốt hơn. Mà cũng có thể sẽ tệ hơn. Nhưng chí ít thì đó cũng là việc của riêng "gái ế".
Tại Trung Quốc, có một truyền thống cố hữu về việc cưới xin phải "môn đăng hộ đối". Điều này vẫn thường diễn ra, và nó khiến cho đàn ông Trung Quốc có cảm giác mình là bề trên, và có thể lấy vợ ở tầng lớp xã hội thấp hơn. Nhưng nếu đảo ngược vị thế này, thì rõ ràng là những phụ nữ thành đạt sẽ gặp "trắc trở" hơn. Học vấn và lương bổng của họ trở thành lợi thế mà bạn đời tương lai của họ không thể cạnh tranh nổi. Thay vào đó, các bậc nam nhi này sẽ tìm kiếm các cô gái trẻ trung hơn, xinh đẹp hơn và dễ bảo hơn.
Với độ tuổi, tình trạng hôn nhân như vậy, những cô gái này đã được gọi bằng một biệt hiệu khá hợp thời, đó là "gái ế". Từ "gái ế" đã được đưa vào từ điển của Trung Quốc, nhằm mô tả các cô gái chưa chồng và đang ngấp nghé ở độ tuổi 30.
Những phụ nữ độc thân trên dưới 30 tuổi khiến đàn ông hổ thẹn vì tài năng và lương bổng của họ, nhưng vẫn không được coi trọng vì "ế"
"Một trong những hàng xóm của tôi biết rằng tôi làm cho truyền hình, và họ đề nghị giúp tôi hẹn hò với một người nào đó tương xứng" - cô nói. 'Tôi biết anh chàng đó là một nhà quản trị mạng, và anh ấy kiếm được 476 USD mỗi tháng. Hàng xóm của tôi nói rằng đây là một khoản thu nhập khá, bởi vì bà ấy nghĩ rằng tôi làm cho một xưởng lắp ráp tivi.
Một điều mà bà ấy không biết, đó là tôi là một nhà sản xuất truyền hình. Tôi trả cho các cấp giám đốc của tôi mức cao hơn thế nhiều lần. Nhưng tôi vẫn đến chỗ hẹn. Còn người đàn ông đó thật vô cùng khó chịu. Đáng ra hôm hẹn hò đó phải là đi ăn tối với nhau, nhưng cuối cùng lại chỉ uống có sữa đậu nành, vì tôi nghĩ rằng anh ta hiểu rằng mọi việc rồi chẳng đi đến đâu cả".
Những người phụ nữ học vấn đầy mình, lương bổng cao ngất đó đang tìm kiếm quanh họ những người đàn ông ít ỏi "có thể cưới được" (những người có học vấn cao hơn và nhiều tiền hơn họ). Hiện tượng này đã được đề cập nhiều lần. Đó gọi là cuộc khủng hoảng của "Tất cả các Phụ nữ Độc thân". "Tất cả Gái Ế" của Trung Quốc đang phải chịu chung một định mệnh, chỉ có cá tính mỗi người là khác nhau đôi chút.
Là hệ quả từ chính sách một con và hủy bỏ các bào thai mang giới tính nữ để có con trai nối dõi, tỉ lệ nam nữ ở Trung Quốc đã bị mất cân bằng nghiêm trọng. Theo Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, tới năm 2020, nam giới sẽ cao hơn nữ giới là 30 triệu người trong độ tuổi kết hôn. Những lo ngại về việc Trung Quốc tăng cường quy mô quân đội đã bộc lộ, cùng với đó là những e ngại về tình trạng mại dâm, bao lực và buôn bán cô dâu do mất cân đối giới tính gây ra. Nhưng liệu con số 30 triệu đàn ông thừa này có cải thiện được phần nào cơ hội cho các cô gái muốn tìm kiếm ý trung nhân phù hợp?
Bây giờ thì chắc chắn là chưa. Năm 2007, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã xếp từ "gái ế" là một trong số 171 từ mới của năm. Liên đoàn Phụ nữ Trung Quốc đã công bố một khảo sát, mà theo đó, phụ nữ được xếp vào các hạng mục "ế" khác nhau.
Trong đó, ở tuổi 25, phụ nữ phải "chiến đấu" và "săn đuổi" một ý trung nhân để không bị đe dọa khi chỉ có một mình. Đến năm 28 tuổi, khảo sát này đưa ra ngụ ý rằng trái tim đã rất sẵn sàng, nói với phụ nữ rằng "họ phải chiến thắng". Tầm tuổi từ 31-35, những phụ nữ này được gọi là "ế cấp cao", và đến khi 35 tuổi, thì họ được coi là "chính thức ế". Một phụ nữ đã đạt được thành công rực rỡ trong sự nghiệp, nhưng giống như Vua Khỉ, cô vẫn có chỗ không toàn vẹn - nếu nghĩ theo hướng cô còn cao hơn cả thiên chức mà chỉ có thể thực hiện được nhờ hôn nhân.
Trong khi đó, không ai có thể phủ nhận được sức mạnh chính trị của hôn nhân tại Trung Quốc. Về việc triều đại nhà Thanh sụp đổ vào cuối thế kỷ 19, phụ nữ Trung Quốc bị cho là có ảnh hưởng xấu lên con cái bởi vì họ không có giáo dục và mê tín. Trong một nỗ lực nhằm chấn hưng đất nước, giới trí thức Trung Quốc trong nửa đầu thế kỷ 20 đã đấu tranh cho một ý tưởng rằng một ngôi nhà êm ấm có nghĩa là quốc gia ổn định, và bắt đầu một phong trào đào tạo cho phụ nữ làm việc và các trách nhiệm quản lý gia đình.
Nhà dần dần được coi là một mô hình thu nhỏ của trật tự xã hội phong kiến, và việc quản lý gia đình trở thành mối lo ngại trọng tâm của đất nước. Như tác giả Helen M.Scheider viết: "Quản lý không gian đối nội là một trách nhiệm quan trọng, một người vợ quán xuyến tốt và không gây ra phiền hà gì sẽ khiến cho chồng của cô ta có thể toàn tâm toàn ý cho "việc bên ngoài".
Những thực tế lịch sử trên giúp ta có cái nhìn dễ hơn về việc tại sao các "gái ế" lại hay tham gia vào công việc bên ngoài xã hội, và họ hay phải đối mặt với các thách thức khi kết hôn. Đó cũng mang lại cái nhìn vào bản chất của việc hôn nhân đã được dùng làm công cụ chính trị như thế nào trong xã hội cũ.
Nhưng sự thật là, các chiến dịch của nhà nước không khiến cho các "gái ế" tự tin hơn chút nào. Các "gái ế" phải nhận được vô khối oanh tạc từ xã hội. Nào là người bàn ra tán vào. Hàng xóm thắc mắc. "Cái con bé đấy 29 tuổi rồi mà chưa cưới à? Sắp đến tuổi đẻ con đầu lòng rồi còn gì? Ngoài 30 thì chẳng còn ai thèm ngó ngàng tới nó nữa. Nó nên tăng tốc mau". Đấy là những gì mà họ sẽ nói. Cha mẹ thì cảm thấy xấu hổ với làng xóm và bắt đầu thúc ép con gái mình. Họ xếp hàng dài các cuộc hẹn hò với người mới cho con. Họ sẽ liên hồi kỳ trận nói rằng họ muốn có cháu bế tới mức nào. Họ dọa không cho thừa kế.
Trong chuỗi ngày nghỉ của mình, nhà sản xuất phim Lynette lại được hàng xóm mai mối cho một đối tượng khác. Lần này là với một người đàn ông có "điều kiện tuyệt vời", có nghĩa là anh ta có lương khá cao, và có một ngôi nhà đắt giá ở Bắc Kinh. Với nhiều bậc cha mẹ, ngôi nhà đó là một tài sản rất đáng giá cho đám cưới.
"Chúng tôi hẹn hò được hai buổi ăn tối. Tới buổi thứ hai, anh đưa tôi về nhà anh ấy ... và chỉ cho tôi thấy nó gần nhà trẻ địa phương như thế nào".
Lynette buồn cười vì các buổi hẹn hò mai mối bởi vì cô biết hầu hết các bạn bè còn độc thân của cô đều trải qua tình cảnh tương tự. Cô thừa nhận là các tình cảnh đều rất khó chịu. Trước tiên, học vấn và công việc của cô khiến cho đàn ông không thích thú gì. Thứ hai là, buổi hẹn hò quá bị chi phối bởi cách nghĩ thực dụng "yêu là cưới". Hầu hết các "gái ế" này đều phản đối cách nghĩ rằng cưới chỉ để cưới, hay là chỉ để làm cho xong nhiệm vụ với cha mẹ và chấm dứt những lời nhắc nhở của hàng xóm rằng: "sau 30 thì không ai thèm".
Tuy nhiên, trong một khảo sát khác của Liên đoàn Phụ nữ Trung Quốc trên 30.000 nam giới, hơn 90% trong số đó nói rằng phụ nữ nên kết hôn trước tuổi 27 để tránh bị ế. Điều này một phần là do đó là độ tuổi thích hợp để sinh con, nhưng chủ yếu lại xuất phát từ việc đàn ông Trung Quốc lấy độ tuổi và ngoại hình làm giá trị của người phụ nữ. Một lãnh đạo nam 35 tuổi có thể lấy một cô gái mới sang tuổi 19 chứ hiếm khi nào lại chịu lấy một nữ doanh nhân thành đạt đứng tuổi khác. Nhưng logic này không lặp lại khi đảo lại giới tính của họ.
Và do đó, một thế hệ "gái ế" mới được sinh ra: đó là những "gái ế bất diệt" sẵn sàng dũng cảm phá bỏ các ràng buộc về chính trị, văn hóa, xã hội và mời gọi của cha mẹ để cưới. Biết đâu sẽ tốt hơn. Mà cũng có thể sẽ tệ hơn. Nhưng chí ít thì đó cũng là việc của riêng "gái ế".