Vợ chồng không thể tránh khỏi những lúc “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”, nhưng oái oăm thay, có những cuộc va chạm xuất hiện một cách vô cớ, chỉ vì một người không được thoải mái trong tư tưởng, bị chèn ép hay đang bực dọc mà sẵn sàng “đổ” cái tức, cái bực ấy lên người còn lại.
Khi nào chồng giận thì tránh
Trong khi tức giận, người ta thường hay nổi nóng và không còn đủ tỉnh táo, điều đó khiến cho cách cư xử của họ khác thường và nhiều khi gây tổn hại đến người khác. Đối với nhiều bà xã, cách thức tốt nhất là để ý biểu hiện của chồng và mỗi khi thấy chồng bực dọc thì không nên hỏi han làm phiền ngay lúc đó. Cứ để chồng thư thả nghỉ ngơi cho khuây khoả rồi mới lựa lời hỏi chuyện chồng sau.
Cơm nước xong xuôi, Hương nhẹ nhàng vào phòng thủ thỉ gọi chồng dậy ăn cơm. Được nằm nghỉ một lúc và đã nguôi ngoai cơn giận nên Hùng mặt mày không còn khó coi như lúc trước. Lúc này anh tự nguyện tâm sự với vợ chuyện bị sếp mắng oan ở công ty, mà lại không cho anh giải thích thế mới bực mình hơn. Nhưng bây gìơ bình tâm nghĩ lại, anh quyết định phải đợi đến khi sếp nguôi giận như cách cư xử của vợ lúc này, sau đó sẽ trình bày đầu đuôi sự việc cho cấp trên.
Hạnh phúc bị de doạ nếu không biết cách kiềm chế
Nhiều khi chuyện chẳng đâu vào với đâu và không đáng để bực dọc, nhưng vì không biết cách ứng biến thích hợp, nhiều cặp vợ chồng đã biến sự tranh luận thành những cuộc ẩu đả thực sự. Người chồng sẵn mang cái bực trong người, còn cô vợ lại chanh chua không chịu thua ai, đối đáp qua lại mỗi người một câu…vậy là thành ra cãi nhau to. Khi đã lên đỉnh điểm thì những câu chuyện từ Đông Tây kim cổ đều được bới móc ra nói cho hả giận.
Trong những trường hợp như vậy, cần thiết phải có sự nín nhịn từ một phía. Không để những cảm xúc tức thời làm nguyên nhân phá vỡ hạnh phúc gia đình.
Trở về từ nhà người dì ruột bên đằng vợ, không hiểu vì sao Tùng mặt mày sa sị, vứt toẹt xe ngay giữa lối đi, giày cởi ném mỗi nơi một chiếc và chỉ tay về phía vợ mà nạt nộ: “Cô có người em quý hoá quá nhỉ. Ngay cả đối tác của anh mà cũng không tha, bày đặt tranh giành khách hàng làm ăn với tôi, lại còn giờ mọi thủ đoạn để câu kéo nữa chứ.” Rồi anh vơ đũa cả nắm xúc phạm tới cả gia đình đằng nhà vợ: “Thôi, từ nay tôi xin cạch người nhà cô.”
Đôi khi, vì bị stress trong công việc hay gặp phải một vấn đề gì đó không biết tỏ cùng ai, đấng mày râu bèn trút giận nên những người gần gũi nhất: vợ, con cái…, nhưng thông thường vẫn là các chị em. Nếu người bạn đời khéo léo cảm thông thì sẽ nâng đỡ đức lang quân vượt qua cơn chấn động tâm lý ấy, bằng không ngược lại, gia đình sẽ bất hòa và rất có thể hạnh phúc sẽ bị lung lay.
Thanh Hoà