Nhà chồng có mở một cửa hàng tạp hóa khá to, bố mẹ tối ngày thay nhau trông coi và bán hàng. Những lúc đi làm về, vợ chồng Phong cũng tranh thủ bán giúp để bố mẹ có thời gian cơm nước, giặt giũ và nghỉ ngơi. Việc nhà bận là thế nhưng cứ vắng khách, mẹ chồng lại "tót" sang nhà hàng xóm buôn dưa lê. Tính bà xởi lởi, gặp ai cũng hỏi, gặp ai cũng chào, thành ra nhiều người đến mua hàng mà bà đứng nói chuyện mãi không dứt ra được.
Có hôm đi chợ mua rau, cả nhà đợi mãi không thấy mẹ mang thức ăn về để sắp bữa trưa. Sốt ruột, Huyền chạy ra chợ tìm thì thấy bà đang đứng thao thao bất tuyệt ở hàng thịt, tay lủng lẳng túi rau, túi cá. Hiếm ngày nào bà đi chợ 1 lần mà không phải quay lại lần thứ hai, nhưng vẫn may nhà chỉ cách chợ có vài bước chân. Khi thì bà quên thịt ở hàng rau, khi thì về đến nhà bà mới nhớ ra không mua vài quả cà chua hay củ hành... Bà lại làm một vòng chợ nữa, mà mỗi lần như thế ít nhiều bà cũng phải dừng lại ở vài hàng tiếp chuyện, đó là chưa kể gặp người quen giữa đường.
Mẹ chồng vụng về nhưng tốt bụng nên không khí gia đình lúc nào cũng vui vẻ (ảnh minh họa).
Điều Huyền choáng nhất khi về nhà chồng đó là đầu bếp chính của gia đình là bố chồng chứ không phải mẹ chồng. Mẹ Huyền thường nhận chân đi chợ mua thức ăn rồi đứng bán quán. Cứ đến bữa, bố chồng lại hì hục nấu ăn. Hôm nào mẹ chồng vào bếp, cả nhà sẽ phát hiện ra ngay, bởi cơm canh kiểu gì cũng có món mặn, món nhạt. Thêm nữa là cứ mẹ nấu ăn thì kiểu gì nhà cũng ăn rất muộn bởi bà làm gì cũng chậm, lại chẳng đâu vào đâu. Những hôm ấy, sau khi ăn cơm Huyền lại ngao ngán nhìn "bãi chiến trường" mẹ chồng để lại trong bếp sau khi nấu ăn. Từ rác đến nồi niêu xoong chảo, bà giăng khắp bếp.
Huyền sinh em bé, mẹ chồng bảo Phong sang phòng bên để bà ngủ cùng hai mẹ con vì lo đêm hôm mình Huyền xoay sở không kịp. Ngay đêm đầu tiên, con khóc đêm đến mấy lần mà bà ngủ không hề biết. Ngại đánh thức mẹ chồng, Huyền lại chạy sang gọi Phong dậy pha sữa cho con để cô thay tã lót. Đi đâu, gặp ai bà cũng khoe: "Trộm vía, cháu nó ngoan lắm, cả đêm chẳng quấy khóc gì". Được hai hôm, Huyền phải nhấm nháy với Phong để bà về phòng ngủ, hai vợ chồng thay nhau trông con.
Cùng chung cảnh ngộ của Huyền, mẹ chồng Mai (Hà Đông, Hà Nội) cũng thuộc dạng dễ tính và quý con dâu. Gia đình chồng có điều kiện nên vừa cưới xong, nhà chồng đã thu xếp mua cho vợ chồng Mai một căn hộ tập thể ngay gần cơ quan cô làm. Bố mẹ chồng đều đã về hưu nên thích sống ở quê cho thoáng đãng. Từ ngày Mai có con, chưa cần cất lời nhờ, mẹ chồng đã xăm xắn lên chăm cháu.
Tưởng mẹ có kinh nghiệm nuôi con từ xưa, Mai không thuê y tá đến tắm cho con nữa, nhưng khi hỏi mẹ, bà cũng lắc đầu luôn. Tính là lên với cháu nhưng chẳng bao giờ bà bế cháu bởi: "Nó còn bé tí thế, bế lọt tay".
Con còn nhỏ, một mình Mai xoay sở với con đã đủ bận rộn nên chẳng còn thời gian để mắt đến nhà cửa, cơm nước. Bà cũng chẳng quét dọn hộ bao giờ, mà nhờ thì cô không dám. Tã lót con thay ra chậu lớn, chậu bé, cứ tối về chồng Mai lại đi giặt. Có hôm con tè dầm nhiều hết cả quần, Mai mới dám nhờ mẹ đi giặt cho cháu thì bà bê hết cả đống đồ trẻ con tống vào máy giặt, kể cả những cái dính phân và nước tiểu của bé.
Chuyện cơm nước cũng vậy, chồng Mai tranh thủ mua được gì trữ trong tủ lạnh thì bà nấu, còn không bà cũng chẳng đi chợ. Nhiều hôm nhà không có gì ăn, bà cho Mai ăn cả ngày trứng luộc. Hiếm hoi những lần mẹ chồng đi chợ thì kiểu gì cũng toàn đồ ăn sẵn: "Chợ này món gì cũng có. Hai đứa lại bận rộn, mua sẵn về mà ăn, đỡ phải mất thời gian nấu nướng".
Từ chuyện chăm con đến việc nhà, cả Mai và Huyền đều không nhờ vả được gì ở mẹ chồng nên họ luôn chuẩn bị sẵn sàng tâm lý tự lo liệu mọi việc. Đổi lại, không khí gia đình lúc nào cũng vui vẻ. Mẹ chồng thì thoải mái với con dâu, con dâu hiểu tính mẹ vụng về vậy nhưng tốt bụng nên mẹ con chẳng xích mích bao giờ.
Huyền sinh em bé, mẹ chồng bảo Phong sang phòng bên để bà ngủ cùng hai mẹ con vì lo đêm hôm mình Huyền xoay sở không kịp. Ngay đêm đầu tiên, con khóc đêm đến mấy lần mà bà ngủ không hề biết. Ngại đánh thức mẹ chồng, Huyền lại chạy sang gọi Phong dậy pha sữa cho con để cô thay tã lót. Đi đâu, gặp ai bà cũng khoe: "Trộm vía, cháu nó ngoan lắm, cả đêm chẳng quấy khóc gì". Được hai hôm, Huyền phải nhấm nháy với Phong để bà về phòng ngủ, hai vợ chồng thay nhau trông con.
Cùng chung cảnh ngộ của Huyền, mẹ chồng Mai (Hà Đông, Hà Nội) cũng thuộc dạng dễ tính và quý con dâu. Gia đình chồng có điều kiện nên vừa cưới xong, nhà chồng đã thu xếp mua cho vợ chồng Mai một căn hộ tập thể ngay gần cơ quan cô làm. Bố mẹ chồng đều đã về hưu nên thích sống ở quê cho thoáng đãng. Từ ngày Mai có con, chưa cần cất lời nhờ, mẹ chồng đã xăm xắn lên chăm cháu.
Tưởng mẹ có kinh nghiệm nuôi con từ xưa, Mai không thuê y tá đến tắm cho con nữa, nhưng khi hỏi mẹ, bà cũng lắc đầu luôn. Tính là lên với cháu nhưng chẳng bao giờ bà bế cháu bởi: "Nó còn bé tí thế, bế lọt tay".
Con còn nhỏ, một mình Mai xoay sở với con đã đủ bận rộn nên chẳng còn thời gian để mắt đến nhà cửa, cơm nước. Bà cũng chẳng quét dọn hộ bao giờ, mà nhờ thì cô không dám. Tã lót con thay ra chậu lớn, chậu bé, cứ tối về chồng Mai lại đi giặt. Có hôm con tè dầm nhiều hết cả quần, Mai mới dám nhờ mẹ đi giặt cho cháu thì bà bê hết cả đống đồ trẻ con tống vào máy giặt, kể cả những cái dính phân và nước tiểu của bé.
Chuyện cơm nước cũng vậy, chồng Mai tranh thủ mua được gì trữ trong tủ lạnh thì bà nấu, còn không bà cũng chẳng đi chợ. Nhiều hôm nhà không có gì ăn, bà cho Mai ăn cả ngày trứng luộc. Hiếm hoi những lần mẹ chồng đi chợ thì kiểu gì cũng toàn đồ ăn sẵn: "Chợ này món gì cũng có. Hai đứa lại bận rộn, mua sẵn về mà ăn, đỡ phải mất thời gian nấu nướng".
Từ chuyện chăm con đến việc nhà, cả Mai và Huyền đều không nhờ vả được gì ở mẹ chồng nên họ luôn chuẩn bị sẵn sàng tâm lý tự lo liệu mọi việc. Đổi lại, không khí gia đình lúc nào cũng vui vẻ. Mẹ chồng thì thoải mái với con dâu, con dâu hiểu tính mẹ vụng về vậy nhưng tốt bụng nên mẹ con chẳng xích mích bao giờ.
Có người con dâu hiếu thảo, ngoan ngoãn nhưng mẹ chồng vẫn không ưa