Tháng 10 năm 2010, con gái tôi tổ chức đám cưới, tuy nhiên vì hoàn cảnh đặc biệt nên chưa đăng kí kết hôn. Con rể tôi hứa rằng đến tháng 3/2011, khi cháu giải quyết được việc riêng sẽ đăng kí kết hôn với con gái tôi.
Đến tháng 3 năm 2011, con gái tôi sinh cháu đầu lòng, cùng lúc con rể tôi có điều kiện thuận lợi làm đăng kí kết hôn. Con gái tôi cùng hai bên gia đình nhiều lần bảo con rể tôi làm hồ sơ đăng kí kết hôn, nhưng con rể tôi luôn lấy cớ để thoái thác.
Bố mẹ chồng của con gái tôi cũng nhiều lần khuyên con rể tôi đi đăng kí để còn làm giấy khai sinh cho cháu nội, nhưng con rể tôi vẫn lấy cớ để tránh né. Đến cuối tháng 7/2011, con rể tôi ngoại tình, bỏ con gái tôi và con trai để theo người khác. Con rể tôi lấy lí do chưa có đăng kí kết hôn nên con tôi không có quyền gì và con rể tôi cũng không phải có trách nhiệm về nuôi dưỡng cháu bé. Thậm chí nhiều lần thách thức con gái tôi kiện lên cơ quan, thậm chí còn nói với con gái tôi rằng: "Theo không về nhà chồng, chứ con tôi không hề cưỡng ép, bắt buộc. Bây giờ không thích thì không cưới nữa, con tôi chẳng có quyền kiện tụng gì hết”.
Tôi thấy hành vi và đạo đức của con rể tôi như thế là rất tồi. Hiện tại, con tôi vẫn phải nuôi con một mình, không nhận được bất kì sự giúp đỡ nào từ phía con rể tôi. Tôi biết là nếu không có đăng kí kết hôn thì con tôi cũng không được hưởng bất cứ quyền lợi gì, nhưng tôi chỉ băn khoăn luật pháp của ta có luật nào bảo vệ con gái tôi và cháu tôi? Con gái tôi lấy chồng chịu rất nhiều khổ sở vất vả, phải đi tự chăm sóc mình lúc mang bầu, đến đi sinh con và nuôi con không có chồng ở bên cạnh.
Đến tháng 3 năm 2011, con gái tôi sinh cháu đầu lòng, cùng lúc con rể tôi có điều kiện thuận lợi làm đăng kí kết hôn. Con gái tôi cùng hai bên gia đình nhiều lần bảo con rể tôi làm hồ sơ đăng kí kết hôn, nhưng con rể tôi luôn lấy cớ để thoái thác.
Bố mẹ chồng của con gái tôi cũng nhiều lần khuyên con rể tôi đi đăng kí để còn làm giấy khai sinh cho cháu nội, nhưng con rể tôi vẫn lấy cớ để tránh né. Đến cuối tháng 7/2011, con rể tôi ngoại tình, bỏ con gái tôi và con trai để theo người khác. Con rể tôi lấy lí do chưa có đăng kí kết hôn nên con tôi không có quyền gì và con rể tôi cũng không phải có trách nhiệm về nuôi dưỡng cháu bé. Thậm chí nhiều lần thách thức con gái tôi kiện lên cơ quan, thậm chí còn nói với con gái tôi rằng: "Theo không về nhà chồng, chứ con tôi không hề cưỡng ép, bắt buộc. Bây giờ không thích thì không cưới nữa, con tôi chẳng có quyền kiện tụng gì hết”.
Tôi thấy hành vi và đạo đức của con rể tôi như thế là rất tồi. Hiện tại, con tôi vẫn phải nuôi con một mình, không nhận được bất kì sự giúp đỡ nào từ phía con rể tôi. Tôi biết là nếu không có đăng kí kết hôn thì con tôi cũng không được hưởng bất cứ quyền lợi gì, nhưng tôi chỉ băn khoăn luật pháp của ta có luật nào bảo vệ con gái tôi và cháu tôi? Con gái tôi lấy chồng chịu rất nhiều khổ sở vất vả, phải đi tự chăm sóc mình lúc mang bầu, đến đi sinh con và nuôi con không có chồng ở bên cạnh.
Tôi biết con gái tôi dại vì chưa tìm hiểu kĩ đã làm đám cưới, nhưng vì con rể và nhà chồng của cháu luôn công nhận con gái tôi là con cháu trong nhà và con rể tôi cũng luôn hứa là sẽ đăng kí kết hôn sau khi hoàn thành việc riêng. Hiện con gái tôi rất đáng thương, cháu về nhà mẹ đẻ với hai bàn tay trắng, không có một chút quyền lợi và đền bù danh dự và quãng thời gian hai năm làm vợ, lại phải nuôi con một mình và chịu rất nhiều tiếng xấu.
Vậy luật pháp nước ta có luật nào bảo vệ danh dự và quyền lợi cho con gái và cháu tôi không? Chẳng lẽ lại để con rể tôi huênh hoang tự đắc lại đi ăn ở hết người này sinh con đẻ cái với người khác, làm hỏng đời biết bao nhiêu người ư?
Câu hỏi từ email <[email protected]>
Luật sư tư vấn:
Theo như bạn trình bày, chúng tôi tư vấn như sau:
Thứ nhất: Do con gái bạn và chồng kết hôn không đăng ký theo quy định của pháp luật nên quan hệ vợ chồng giữa con gái bạn và chồng cũng không được pháp luật bảo vệ. Điều này cũng do một phần lỗi của bạn và gia đình, đã quá vội vàng làm lễ thành hôn cho con mà không cân nhắc những vấn đề phát sinh sau này nếu không có đăng ký kết hôn. Vì thế, khi mâu thuẫn xảy ra, con gái bạn là người thiệt thòi khi không được pháp luật bảo vệ.
Vậy luật pháp nước ta có luật nào bảo vệ danh dự và quyền lợi cho con gái và cháu tôi không? Chẳng lẽ lại để con rể tôi huênh hoang tự đắc lại đi ăn ở hết người này sinh con đẻ cái với người khác, làm hỏng đời biết bao nhiêu người ư?
Câu hỏi từ email <[email protected]>
Luật sư tư vấn:
Theo như bạn trình bày, chúng tôi tư vấn như sau:
Thứ nhất: Do con gái bạn và chồng kết hôn không đăng ký theo quy định của pháp luật nên quan hệ vợ chồng giữa con gái bạn và chồng cũng không được pháp luật bảo vệ. Điều này cũng do một phần lỗi của bạn và gia đình, đã quá vội vàng làm lễ thành hôn cho con mà không cân nhắc những vấn đề phát sinh sau này nếu không có đăng ký kết hôn. Vì thế, khi mâu thuẫn xảy ra, con gái bạn là người thiệt thòi khi không được pháp luật bảo vệ.
Tuy nhiên, theo chúng tôi, bạn và gia đình không nên bi quan, lo lắng. Bởi nếu thực tế đúng như những gì bạn đã trình bày thì nếu chấm dứt quan hệ được với chồng, con gái bạn coi như thoát được một kiếp nạn. Một người chồng lăng nhăng, không quan tâm đến gia đình thì sẽ chỉ là gánh nặng và làm khổ con gái bạn mà thôi. Bạn và gia đình nên động viên con gái quyết tâm dứt bỏ tình cảm với người chồng tệ bạc. Cuộc sống vẫn còn nhiều điều tốt đẹp đang đón chờ con gái bạn.
Thứ hai: Mặc dù không công nhận quan hệ của vợ chồng con gái bạn nhưng quan hệ huyết thống giữa cháu trai bạn và con rể thì pháp luật vẫn sẽ bảo vệ.
Việc gia đình bạn cần làm bây giờ là làm đơn yêu cầu nhận cha cho con theo quy định tại Điều 66 Luật hôn nhân và gia đình. Con rể bạn không thể chối bỏ điều này. Sau khi có quyết định công nhận quan hệ cha con, bạn và gia đình có quyền yêu cầu con rể bạn cấp dưỡng cho cháu.
Thứ hai: Mặc dù không công nhận quan hệ của vợ chồng con gái bạn nhưng quan hệ huyết thống giữa cháu trai bạn và con rể thì pháp luật vẫn sẽ bảo vệ.
Việc gia đình bạn cần làm bây giờ là làm đơn yêu cầu nhận cha cho con theo quy định tại Điều 66 Luật hôn nhân và gia đình. Con rể bạn không thể chối bỏ điều này. Sau khi có quyết định công nhận quan hệ cha con, bạn và gia đình có quyền yêu cầu con rể bạn cấp dưỡng cho cháu.