Các nhà khoa học đã chứng mình tình yêu và cảm xúc của con người dựa trên một quá trình sinh hóa logic trong cơ thể. Tuy nhiên, chúng sẽ giảm dần theo thời gian. Vậy làm thế nào để tình yêu có thể tồn tại mãi mãi?

Tình yêu sản sinh ra hóc môn gây nghiện

Khi yêu, cơ thể sản sinh ra hóc môn kích thích hưng phấn, đam mê, giống như cảm giác người nghiện trải qua sau khi dùng thuốc. Đây là kết luận được đưa ra bởi hai nhà thần kinh học Andreas Bartels và Semir Zeki từ Đại học London.

Tình yêu tạo ra hóc môn gây nghiện, làm sao để cảm giác đó kéo dài mãi mãi? - Ảnh 1.

Cảm giác hưng phấn luôn được sinh ra lúc mới yêu.


Cocktail mang tên tình yêuHiệu ứng này xuất hiện do não và tuyến thượng thận sản xuất ra hóc môn noradrenaline, tương tự sau khi bạn sử dụng cocaine hoặc heroin. Một người đang yêu luôn muốn được gặp nửa kia vì họ luôn khao khát có được cảm giác thỏa mãn đó.

Tình yêu giúp hàng loạt hormon được sinh ra, cơ thể như dâng trào một loại cocktail cảm xúc đặc biệt chứa đầy hương vị của sự hưng phấn, thỏa mãn và đam mê tột cùng.

Khi chúng ta chìm đắm vào tình yêu, một loạt phản ứng sinh hóa xảy ra trong não bộ, giúp chúng ta càng thêm hưng phấn và không còn quan tâm đến những hạn chế của đối tác. Chúng ta luôn có cảm giác thỏa mãn khi được ở bên người yêu và muốn quên đi tất cả, chỉ để cảm xúc dẫn lối.

Tình yêu tạo ra hóc môn gây nghiện, làm sao để cảm giác đó kéo dài mãi mãi? - Ảnh 2.

Phản ứng sinh hóa trong não bộ khi yêu.

Oxytocin – gắn kết tình cảm, tạo sợi dây vô hình kết nối đặc biệt giữa hai người yêu nhau. Lượng oxytocin được tạo ra càng lớn thì mức độ căng thẳng của bạn sẽ càng giảm và ham muốn càng trở nên mãnh liệt hơn.

Vasopressin – tạo sự chung thủy, mong muốn được chăm sóc lẫn nhau và góp phần gắn kết tình cảm như oxytocin.

Dopamine – tạo niềm vui, giúp chúng ta có cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu, bay bổng. Nó được cảm nhận khi chúng ta được ăn một đồ ăn ngon hay thư giãn.

Serotonin – tạo sự hưng phấn cao trào, như khi được thỏa mãn về tình dục.

Cortisol – tạo sự hồi hộp, theo một số nhà nghiên cứu, mức độ của nó thực sự cao khi chúng ta lo lắng việc bắt đầu mỗi mối quan hệ.

Pheromone – kích thích tình dục, thường được tiết ra trên con người hoặc động vật để con đực và con cái nhận biết đối phương đang có ham muốn tình dục.

Cảm giác yêu không kéo dài mãi mãi?

Theo quy tắc sinh học, sự đam mê của hai người dành cho nhau là một quá trình sinh hóa thoáng qua kéo dài không quá 3 năm.

Tình yêu tạo ra hóc môn gây nghiện, làm sao để cảm giác đó kéo dài mãi mãi? - Ảnh 3.

Sự xa cách theo thời gian.

Trong suốt quá trình tiến hóa của nhân loại, chúng ta luôn cần đến tình yêu để tồn tại. Tổ tiên của chúng ta sẽ khó chăm sóc trẻ em, tìm thức ăn và tự bảo vệ mình nếu không có tình yêu và sự gắn kết.

Cảm giác yêu giúp các cặp vợ chồng ở bên nhau và cùng chăm sóc con cái. Khi đứa trẻ lớn lên, cảm giác này mất dần.

Trong vòng chưa đầy 3 năm, các đầu dây thần kinh dần trở nên không còn nhạy cảm với việc sản xuất hầu hết các hóc môn này hoặc sẽ sản sinh ra ở nồng dộ thấp hơn. Khi chức năng não trở nên ổn định, các hóc môn này ngừng kích thích sự gắn bó của cặp vợ chồng.

Làm sao để gìn giữ tình yêu?

Thực tế, tình yêu vẫn có thể tồn tại lâu hơn nữa nhờ có oxytocin và vasopressin. Chúng giúp các cặp đôi gắn kết lâu dài qua nhiều năm liền. Mức độ oxytocin tăng lên khi hai vợ chồng ôm, hôn, quan hệ tình dục, hay đơn giản là chỉ trò chuyện một cách tình cảm, âu yếm.

Do vậy, để kéo dài tình yêu, không thể thiếu được sự đụng chạm về thể xác, và cảm giác dịu dàng âu yếm.

Tình yêu tạo ra hóc môn gây nghiện, làm sao để cảm giác đó kéo dài mãi mãi? - Ảnh 4.

Nắm tay nhau đến hết cuộc đời.

Bên cạnh đó, các cặp vợ chồng cần sự sẻ chia, lắng nghe và thể hiện lòng biết ơn người bạn đời, dịu dàng tha thứ cho nhau, quên đi những xung đột và nắm tay nhau đi suốt cuộc đời.