Tên gọi khác của Trần Quốc Tuấn là Trần Hưng Đạo. Ông là con trai của Trần Liễu, cháu gọi vua Trần Thái Tông - vị vua đầu tiên của nhà Trần bằng chú. Sử sách thường nhắc đến ông với công lớn trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông ở thế kỉ 13.

Công chúa Thiên Thành - em gái vua Trần Thái Tông và Trần Liễu, chính là mối tình đầu mà Trần Quốc Tuấn đã đem lòng yêu tha thiết. Tuy nhiên,
chuyện tình éo le này không chỉ bởi hai người yêu nhau có quan hệ huyết thống gần gũi mà bởi công chúa Thiên Thành đã được vua Trần Thái Tông gả cho một người khác.

Chuyện kể rằng mùa xuân năm 1251, công chúa Thiên Thành được vua Trần Thái Tông dự định gả cho Trung Thành Vương - con trai của Nhân Đạo Vương, một vị vương gia trong họ Trần, người nuôi công chúa từ thuở ấu thơ. Dù chưa chính thức cưới hỏi song vua đã nhận lễ vật của Nhân Đạo Vương, cho Thiên Thành đến ở trong phủ của bố chồng. Đôi bên chỉ còn chờ ngày làm lễ hợp cẩn.

Ngày 15 tháng 2 năm 1251, nhà vua cho tổ chức ngày hội lớn kéo dài trong 7 ngày với nhiều trò chơi khác nhau. Người trong triều, ngoài nội nườm nượp rủ nhau đến xem.

Người người vui là thế, song công chúa Thiên Thành lại tỏ ra âu sầu và xuất hiện rất ít. Không ai biết nàng đang buồn vì quân vương trao tơ chưa phải lứa, gieo cầu không đúng nơi. Người mà nàng đang ôm mộng trong lòng, ngày đêm da diết nhớ về chính là Trần Quốc Tuấn - người anh họ.

Đang lúc vơ vẩn nhớ nhung, lấy cớ đau đầu, khó chịu, công chúa Thiên Thành rút khỏi đám đông, trở về chỗ ở của mình. Giữa trăng thanh gió mát, nàng ngồi trên mặt tảng đá cạnh núi non bộ gần ao sen, lòng bồi hồi nhớ về người trong mộng.

Về phần Trần Quốc Tuấn, có lẽ do sống cùng công chúa từ nhỏ trong cung nên ông cũng có tình cảm đã lâu. Biết tin Thiên Thành sắp lấy chồng, ông đau khổ khôn nguôi, buồn nghĩ: “Chỉ ngày mai thôi, người mình trộm nhớ thầm yêu sẽ chính thức thành vợ người khác”. 

Nghĩ đến đấy, Trần Quốc Tuấn quyết định mạo hiểm đến phủ đệ của Nhân Đạo Vương - nơi người yêu đang ở, những mong nhìn thấy bóng dáng nàng.

Tường cao, cổng kín, lính canh cẩn mật, không có lý do gì để vào được cổng chính. Nhưng ông vẫn liều lĩnh leo tường phía sau để đột nhập vào phủ.

Giữa đêm tối, công chúa chợt thấy dáng quen quen, quay lại thì đúng là Trần Quốc Tuấn thật. Ông xuất hiện hùng tráng trong bộ võ phục ôm sát thân người, chiếc khăn trùm đầu màu xanh, gương mặt thông minh, đôi mắt tinh anh rạng ngời. 

Công chúa mừng rỡ và không tránh khỏi bất ngờ, quay sang hỏi lý do vì sao Quốc Tuấn tìm được mình. Ông trả lời: “Từ rất lâu ta đã là con người thực bên nàng nên biết lắm rồi, không cần đoán...”.

Rồi Quốc Tuấn nhìn trăng, nhìn mây mà ví von rằng: “Chuyện của đôi ta dẫu có lộ ra thì cũng như vầng trăng kia cuối cùng cũng phải lộ khỏi mây. Nhưng dù có lộ ra để chìm xuống đáy nước, biến thành lưỡi liềm hay thành hình tròn thì vẫn không thay đổi cái màu vàng thắm làm đẹp cho thế gian”.

Thiên Thành mỉm cười hạnh phúc nhưng không tránh khỏi lo lắng chuyện tình éo le của mình sẽ không được chấp nhận.

Đêm càng khuya, trăng càng sáng tỏ thì tình cảm của đôi lứa càng nồng nàn, thắm thiết hơn. Họ quyết định vượt lên trên hôn nhân áp đặt cổ hủ để thực hiện sự mách bảo của trái tim. 

Chuyện tình éo le của vị tướng lừng lẫy với người em gái của vua 1
Đêm càng khuya, trăng càng sáng tỏ thì tình cảm của đôi lứa càng nồng nàn, thắm thiết hơn. Họ quyết định vượt lên trên hôn nhân áp đặt cổ hủ để thực hiện sự mách bảo của trái tim. (Ảnh minh họa: Internet)

Nhưng hơn ai hết, Trần Quốc Tuấn và công chúa biết rất rõ nội quy chốn cung cấm. Nếu chuyện đột nhập bị bại lộ, nhất định ông sẽ bị vu cho nhiều tội, bị đánh đến chết hoặc thủ tiêu. Vậy nên khi tới nơi, Quốc Tuấn liền sai thị nữ của công chúa Thiên Thành chạy đi báo với Thụy Bà - chị ruột của công chúa Thiên Thành và vua Trần Thái Tông, đồng thời là mẹ nuôi của Trần Quốc Tuấn.

Thực ra Thụy Bà từ lâu cũng đã biết rõ tình yêu của đôi trẻ. Bà cũng có dự định tác thành cho hai người. Song dự định chưa thành thì vua đã ra lệnh kết tóc se tơ cho Thiên Thành.

Nghe tin con nuôi lâm vào tình trạng oái oăm, Thụy Bà vội vàng chạy vào cung báo với nhà vua: "Không ngờ Quốc Tuấn ngông cuồng càn rỡ, đang đêm lẻn vào chỗ của Thiên Thành. Nhân Đạo Vương đã bắt giữ hắn rồi, e sẽ giết hắn mất. Xin bệ hả rủ lòng thương, sai người đến cứu cho!".

Bà biết rằng phải nói quá lên sự việc một chút mới cứu được con nuôi, chứ thật ra Nhân Đạo Vương chưa hay biết gì. Nghe xong, nhà vua sốc nhưng là người nhân hậu nên ông trấn tĩnh lại và sai nội nhân đi ngay trong đêm. 

Đến phủ đệ Nhân Đại Vương, thấy bốn bề yên lặng, nội nhân tiến vào phòng công chúa Thiên Thành thì thấy Trần Quốc Tuấn ở đó. Bấy giờ, Nhân Đạo Vương mới biết. Sau đó, Trần Quốc Tuấn được đưa về cung an toàn.

Trở về dinh, Trần Quốc Tuấn trình hết chuyện tình éo le của mình cho Thụy Bà biết. Vốn thương con nuôi nên Thụy Bà tìm cách cho Trần Quốc Tuấn kết duyên cùng Thiên Thành. Sáng hôm sau, bà vào cung dâng lên nhà vua mười mâm vàng sống và năn nỉ: "Vì vội vàng quá nên không sắm được lễ vật, xin nhà vua nhận cho".

Vua Trần Thái Tông không biết làm cách nào, chỉ suy tính bảo: “Chuyện lỡ dở rồi, cứng nhắc với lệnh càng mang tiếng. Tốt nhất là tác thành cho chúng”. Vậy là vua bất đắc dĩ phải gả công chúa Thiên Thành cho Quốc Tuấn. Đồng thời hoàn lại sính vật và tạ lỗi với Nhân Đạo Vương.

Ngay hôm đó, đám cưới của đôi uyên ương Quốc Tuấn - Thiên Thành được diễn ra. Từ đó trở đi, 37 mùa xuân trôi qua (1251-1288), hai người sống bên nhau hạnh phúc và sinh được một con gái, bốn con trai. Tất cả các con của đôi uyên ương này đều là những vị tướng tài giỏi, có công lớn trong lịch sử.

Hành động này của Trần Quốc Tuấn đã bị đương thời cho rằng ngông cuồng, càn rỡ. Các nhà viết sử lên án gay gắt, cho rằng “Cướp lấy công chúa, việc hôn nhân rất bất chính”. Các tác giả của bộ sử Khâm định Việt sử thông giám cương mục bình luận: “Có lẽ cái thói chung chạ của nhà Trần đã ăn sâu vào đầu óc người ta đến nỗi học cho việc ấy là tự nhiên, không có gì là quái lạ”.

Trên thực tế, lịch sử lập quốc nhà Trần cũng quy định chỉ người trong tộc mới được lấy nhau để tránh ngôi vua truyền ra ngoài.



Lý Dục - ông vua cuối cùng nước Nam Đường thời Ngũ Đại Thập Quốc được người đời nhắc tới nhiều bởi có hai hoàng hậu là chị em ruột của nhau
Chuyện tình éo le của vị tướng lừng lẫy với người em gái của vua 2