Diễn biến dịch ngày 30/7

Thông tin các ca mắc mới

- Tính từ 6h đến 19h ngày 30/7 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.657 ca mắc mới, trong đó 22 ca nhập cảnh và 3.635 ca ghi nhận trong nước với 715 ca trong cộng đồng. 

TP. Hồ Chí Minh vẫn là địa phương có số ca nhiễm cao nhất với 1.542 ca. 

- Trong ngày 30/7, cả nước ghi nhận số ca nhiễm cao kỉ lục với 8.649 ca mắc mới, trong đó 27 ca nhập cảnh và 8.622 ca ghi nhận trong nước với 1.702 ca trong cộng đồng. 

Đặc biệt, số ca nhiễm mới tập trung tại các tỉnh thành phía Nam như tại TP. Hồ Chí Minh (4282), Bình Dương (1920), Long An (469), Đồng Nai (360), Tiền Giang (242), Khánh Hòa (217), Cần Thơ (174), Đồng Tháp (157), Bà Rịa - Vũng Tàu (133).

Ngoài ra, Hà Nội cũng ghi nhận số ca nhiễm cao trong ngày với 144 ca. 

TOÀN CẢNH COVID-19 ngày 30/7: Cả nước ghi nhận số ca nhiễm cao kỷ lục với hơn 8.000 ca - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

 Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

- Tính đến chiều ngày 30/7, Việt Nam có 137.062 ca mắc trong đó có 2.235 ca nhập cảnh và 134.827 ca mắc trong nước.

- Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 133.257 ca, trong đó có 32.710 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

- Có 04/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Điện Biên, Quảng Ninh, Bắc Kạn.

- Có 09 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Quảng Trị, Nam Định.

Tình hình điều trị

- 3.704 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 30/7.

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 35.484 ca.

- Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 411 ca.

- Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 21 ca.

- Tiểu ban điều trị Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 thông báo có 233 ca tử vong do COVID-19 (số 631-863) từ ngày 19-26/7/2021 tại 7 tỉnh, thành phố sau:

+ Tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 24-26/7: 189 ca

+ Tại Tỉnh Khánh Hòa từ ngày 19-26/7: 14 ca

+ Tại Tỉnh Long An từ ngày 25-26/7:10 ca

+ Tại Tỉnh Đồng Nai từ ngày 23-26/7: 8 ca

+ Tại Tỉnh Bến Tre từ ngày 20-25/7: 6 ca

+ Tại Tỉnh Vĩnh Long từ ngày 20-26/7: 4 ca

+ Tại Tỉnh Bình Dương từ ngày 20-22/7: 2 ca

+ Tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 18-30/7: 122 ca

+ Tại Tỉnh Long An từ ngày 22-29/7: 6 ca

+ Tại Tỉnh Khánh Hòa từ ngày 28-29/7: 3 ca

+ Tại Tỉnh Bến Tre từ ngày 28-29/7: 2 ca

+ Tại Tỉnh Bình Dương từ ngày 16-17/7: 2 ca

+ Tại Tỉnh Đồng Nai ngày 29/7: 1 ca

+ Tại Tỉnh Vĩnh Long ngày 29/7: 1 ca

+ Tại Thành phố Cần Thơ ngày 20/7:1 ca

+ Tại Tỉnh Vĩnh Phúc ngày 30/7: 1 ca

Tình hình xét nghiệm

- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 142.274 xét nghiệm cho 371.118 lượt người.

- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 5.853.565 mẫu cho 16.900.185 lượt người.

Tình hình tiêm chủng

Tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 5.529.898 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 4.983.496 liều, tiêm mũi 2 là 546.402 liều.

Hà Nội ghi nhận số ca nhiễm mới cao với nhiều chùm ca bệnh

Theo Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19, ngày hôm nay 30/7, Hà Nội ghi nhận 144 ca mắc mới thuộc nhiều chùm ca bệnh khác nhau.

Số ca F0 tại TP.HCM trên biểu đồ dịch đang đi ngang, đúng như dự báo

Đó là thông tin được Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức nói trong buổi họp báo chiều 30/7 thông tin về tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố. Dựa vào dữ liệu này, ông Đức nhận định, nếu lực lượng phòng, chống dịch thực hiện nghiêm các giải pháp với sự ủng hộ, chấp thuận của người dân thì tình hình dịch bệnh sẽ sớm ổn định.

"Sự hợp tác, hỗ trợ tốt nhất cho TP chính là bản thân mỗi người nghiêm túc thực hiện các quy định", tờ Tuổi trẻ dẫn lời Phó chủ tịch UBND TP.HCM.

Ông Đức cũng cho biết Công an TP cũng đã có quy định rõ ràng các đặc điểm được phép lưu thông trên đường với các điểm nhận dạng. Quy định này sẽ giúp cho lực lượng chức năng cũng như người dân thực hiện nghiêm các quy định, giảm đi những vấn đề bất cập.

Bên cạnh đó, hiện nay các ca nhiễm F0 không có triệu chứng nếu được hướng dẫn cụ thể, tự chăm sóc sức khỏe thì có thể khỏi bệnh. Do đó, TP đã triển khai mạng lưới gồm các chuyên gia, các y bác sĩ... để tư vấn từ xa cho người bệnh thông qua tổng đài. Đồng thời, TP cũng tổ chức các tình nguyện viên có chuyên môn để thăm khám, hướng dẫn người dân đang thực hiện cách ly chăm lo sức khỏe tại nhà.

Ông Dương Anh Đức cùng Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã có buổi làm việc với đội ngũ tư vấn 1.000 chuyên gia này và đã triển khai thực hiện.

Về phương án giãn cách sau ngày 1-8, ông Đức cho biết TP đã đề xuất với trung ương và cân nhắc sau 1-8 sẽ cùng đa số các tỉnh, thành trong vùng thực hiện thêm chỉ thị 16 từ 1-2 tuần nữa.

Tình hình dịch tại các tỉnh phía Nam diễn biến phức tạp 

Trong tổng số hơn 8.000 ca nhiễm ghi nhận cả nước, tập trung tại các tỉnh thành phía Nam như TP. Hồ Chí Minh (4282), Bình Dương (1920), Long An (469), Đồng Nai (360), Tiền Giang (242), Khánh Hòa (217), Cần Thơ (174), Đồng Tháp (157), Bà Rịa - Vũng Tàu (133)...

Đặc biệt, tình hình dịch tại một số địa phương như Bình Dương, Đồng Nai... đang có dấu hiệu phức tạp, căng thẳng hơn. 

TOÀN CẢNH COVID-19 ngày 30/7: Cả nước ghi nhận số ca nhiễm cao kỷ lục với hơn 8.000 ca - Ảnh 2.

TP.HCM giãn cách xã hội. Ảnh minh họa.

Cụ thể, tại Bình Dương hiện đã vượt ngưỡng 10.000 ca, lên mức hơn 12.000 ca mắc Covid-19. Dự báo trong 2 tuần tới, số lượng ca mắc Covid-19 của Bình Dương sẽ tăng khoảng 20.000 ca khi tổ chức xét nghiệm sàng lọc diện rộng.

Số ca dương tính tại Bình Dương tiếp tục lập đỉnh mới, địa phương này đang đứng thứ hai cả nước, chỉ nóng sau TP.HCM về ca mắc COVID-19.

Một địa phương khác là Long An cũng ghi nhận tình hình dịch phức tạp đó là Long An khi vượt ngưỡng 5.000 ca mắc COVID-19

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Long An, trên địa bàn tỉnh Long An ghi nhận hơn 5.283 ca mắc COVID-19 (tối 30/7). Trong đó chủ yếu là ca nhiễm cộng đồng, chỉ có 16 ca nhập cảnh. 

Đồng Nai cũng là một trong những địa phương tại phía Nam có tình hình dịch ngày càng phức tạp khi địa phương này đã gần cán mốc 4.000 ca. Dịch có dấu hiệu lan vào các công ty, doanh nghiệp khi mới đây đã có 57 công nhân công ty "3 tại chỗ" dương tính. 

Cũng theo Sở Y tế Đồng Nai, thông qua test nhanh phát hiện nhiều ca mới rải rác trong cộng đồng ở nhiều địa phương cho thấy nguồn lây nhiễm trong cộng đồng đã khá phức tạp, lan rộng, khó kiểm soát; số ca bệnh diễn biến nặng và tử vong tăng; số ca mới tăng nhanh khiến việc chuẩn bị các khu thu dung điều trị khó khăn…

Còn tại TP.HCM mặc dù số ca nhiễm vẫn ở mức cao, nhưng tình hình dịch tại đây đang có dấu hiệu tích cực, số ca mắc COVID-19 trên địa bàn "đang đi ngang".

Nếu thực hiện nghiêm các quy định với sự hợp tác giữa cơ quan chức năng và người dân tình hình sẽ sớm ổn định.

233 ca tử vong trong 1 tuần

Theo Tiểu ban điều trị Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 thông báo có 233 ca tử vong do COVID-19 (số 631-863) từ ngày 19-26/7/2021 tại 7 tỉnh, thành phố sau:

+ Tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 24-26/7: 189 ca

+ Tại Tỉnh Khánh Hòa từ ngày 19-26/7: 14 ca

+ Tại Tỉnh Long An từ ngày 25-26/7:10 ca

+ Tại Tỉnh Đồng Nai từ ngày 23-26/7: 8 ca

+ Tại Tỉnh Bến Tre từ ngày 20-25/7: 6 ca

+ Tại Tỉnh Vĩnh Long từ ngày 20-26/7: 4 ca

+ Tại Tỉnh Bình Dương từ ngày 20-22/7: 2 ca

TOÀN CẢNH COVID-19 ngày 30/7: Cả nước ghi nhận số ca nhiễm cao kỷ lục với hơn 8.000 ca - Ảnh 3.

Điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng. Ảnh minh họa.

Trong bối cảnh số ca tử vong đang có dấu hiệu tăng, đặc biệt là các tỉnh thành phía Nam, Bộ Y tế cũng như ngành Y tế địa phương đang nỗ lực hết mình để cứu chữa những trường hợp nặng, nguy kịch đang được điều trị tại các cơ sở thu dung.

Tại TP.HCM, trước số BN nặng, nguy kịch... ngày càng tăng, Bộ Y tế đã sử dụng đến phương án điều giám đốc bệnh viện tuyến trung ương ở Hà Nội, Huế chi viện TP.HCM thiết lập các trung tâm hồi sức, chuyên điều trị các ca bệnh này với quy mô lên đến 3.000 giường.

Đây chính là áp lực lớn nhất hiện nay của ngành Y tế TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung trong cuộc chiến này. Và cuộc chiến tại TP.HCM có thể coi là "trận chiến chống dịch nặng nề nhất, chưa có trong tiền lệ".

Do đó để tiếp tục cùng TP.HCM phòng chống dịch COVID-19, Bộ Y tế tiếp tục điều tất cả các đồng chí lãnh đạo Cục/Vụ liên quan và giám đốc các bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện chuyên khoa tuyến trung ương như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt - Đức, Bệnh viện K, Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện E, Bệnh viện Lão khoa, Bệnh viện Hữu nghị… vào TP.HCM để cùng chung sức thiết lập nên hệ thống điều trị, đặc biệt là hệ thống hồi sức tích cực cho bệnh nhân COVID-19.

Bình Dương hiện là địa phương đứng thứ 2 cả nước về số ca nhiễm, số ca tử vong tại địa phương đang có dấu hiệu tăng khi đã có 62 trường hợp không qua khỏi.

Tỉnh hiện có 16 khu điều trị bệnh nhân Covid-19 với 120 bác sĩ, 295 điều dưỡng trực tiếp phục vụ, cùng 166 nhân viên y tế hỗ trợ. Tuy nhiên trước dự báo trong 2 tuần tới, số lượng ca mắc Covid-19 của Bình Dương sẽ tăng khoảng 20.000 ca khi tổ chức xét nghiệm sàng lọc diện rộng. Đảm bảo năng lực điều trị cho các bệnh nhân, Bình Dương đã đề nghị Trung ương tiếp tục hỗ trợ lực lượng, trang thiết bị.

Đoàn công tác Bộ Y tế đang khảo sát xây dựng Trung tâm hồi sức tích cực (ICU) tại Bình Dương. Trung tâm dự kiến sẽ được đặt tại Xưởng khởi nghiệp Trường Đại học Quốc tế miền Đông ở thành phố mới Bình Dương, quy mô 500 giường bệnh. Hiện, Bình Dương đang chuẩn bị cơ sở vật chất để cùng với Bộ Y tế hoàn chỉnh Trung tâm ICU trong thời gian sớm nhất.