Giúp trẻ hiểu được những quy luật toán học chưa bao giờ là một chuyện dễ dàng, trái lại đó là một quá trình rất khó khăn và có thể khiến bố mẹ mệt mỏi. Nhưng nó lại là điều cơ bản mà trẻ cần phải học để có thể thành công sau này. Bố mẹ cũng đừng nên vội lo vì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều khi bố mẹ biết cách biến việc
học toán thành những trò chơi, như những cách được giới thiệu ngay sau đây:
1. Dùng những khối lego
Những
khối lego là loại đồ chơi rất lý tưởng giúp trẻ làm quen với phép cộng. Cách chuẩn bị rất đơn giản, bố mẹ chỉ cần dùng một vài những tấm thẻ trắng, rồi viết những phép cộng đơn giản lên đó. Sau đó, bố mẹ hãy cho trẻ dùng những khối lego để lắp thành một tòa nhà với số tầng tương ứng với phép cộng đó. Nhớ dùng những khối màu khác nhau để trẻ dễ hiểu hơn.
2. Dùng những khối domino
Những khối domino cũng có thể được dùng để dạy trẻ học phép cộng. Hãy vẽ một biểu đồ như trên, sau đó chỉ cần xếp những khối domino tương ứng vào các ô, nhiệm vụ của trẻ sẽ là đếm các chấm trên khối domino để làm phép cộng.
3. Dùng kẹp quần áo
Với trò chơi này, bố mẹ sẽ phải chuẩn bị trước những tấm thẻ có ghi sẵn những con số và những phép tính để dán lên những chiếc kẹp quần áo. Nhiệm vụ của trẻ sẽ là kẹp những phép tính đó vào tấm thẻ có kết quả tương ứng.
4. Dùng những que kem và lọ hoặc hộp nhựa
Trò chơi này cũng giống như trò chơi ở trên, bố mẹ sẽ viết những phép tính lên những que kem và kết quả trên những chiếc lọ/hộp. Trẻ sẽ phải bỏ những que kem vào lọ/hộp tương ứng.
5. Đếm hoa quả
Bố mẹ nên dùng những loại quả nhỏ để vừa được nhiều vừa dễ dùng như nho hay dâu cho trò chơi này. Rất đơn giản, chỉ cần viết những phép tính ra giấy và bảo trẻ hãy tìm ra kết quả bằng cách xếp số quả ra tương ứng, đối với phép trừ thì trẻ có thể ăn luôn quả để tính. Cách này sẽ giúp trẻ hứng thú hơn rất nhiều với những phép tính.
6. Dùng những chiếc cúc áo
Bố mẹ cần những bức tranh được vẽ hoặc in sẵn (cây, con bọ, áo khoác,…), những chiếc cúc áo và hai cái xúc xắc. Bố mẹ sẽ lắc hai chiếc xúc xắc, nhiệm vụ của bé là thực hiện
phép cộng hoặc trừ từ những chấm trên xúc xắc rồi dùng những cúc áo đặt lên những tấm thẻ với kết quả tương ứng.
7. Trò con rết
Dùng những hình tròn với màu khác nhau viết những con số ngẫu nhiên tạo thành thân con rết như hình vẽ. Sau đó viết những phép tính khác nhau lên những mẩu giấy rồi bảo trẻ dán chúng với kết quả đúng ghi trên thân con rếp.
8. Trò chơi “cú lừa phép thuật”
Bố mẹ cần chuẩn bị một hộp giấy, 2 chiếc cốc nhựa hoặc giấy và những viên bi hoặc đồ chơi nhỏ. Trước hết, cắt đáy của 2 chiếc cốc rồi dùng keo dính chúng vào phần trên của chiếc hộp, sau đó cắt một hình chữ nhật ở thân của chiếc hộp giống như hình vẽ.
Viết những phép tính đơn giản lên những mảnh giấy và dán chúng lên thân hộp. Nhiệm vụ của trẻ sẽ là thả số viên bi hoặc đồ chơi tương ứng với phép tính vào 2 chiếc cốc và sau đó mở “cửa sổ” để tìm đáp án.
9. Trò “đấm bẹp những quả bóng”
Trò chơi này rất lý tưởng để bé học phép trừ. Bố mẹ hãy vo tròn những cục đất nặn thành những quả bóng, rồi chuẩn bị những tấm thẻ có ghi những phép trừ. Trẻ sẽ dùng tay đấm bẹp số bị trừ, và số quả bóng nguyên vẹn còn lại sẽ là đáp án.
10. Đếm bằng ngón tay
Đây là một trò chơi vô cùng sáng tạo. Bố mẹ chỉ cần cắt hình 2 bàn tay bằng giấy, dính đôi bàn tay đó vào một tờ giấy lớn, nhưng nhớ là chỉ dán phần lòng bàn tay thôi nhé! Sau đó, viết những phép tính lên tờ giấy bên dưới, thế là bây giờ trẻ chỉ cần gập những ngón tay là có thể tìm ra được đáp án rồi.
Nguồn: brightside