Tôi để ý thấy những bậc cha mẹ thích trò chuyện có xu hướng coi con mình như những khán giả bắt buộc. Tôi cũng không phải ngoại lệ. Tôi sẽ luôn tìm ra cách để móc nối cà phê, thuyết vị lai, lý thuyết về màu sắc với bộ đồ chơi Lego – đó được gọi là khả năng sáng tạo. Chúng tôi trò chuyện với các con về rất nhiều vấn đề như vậy.
Cha mẹ chắc chắn nhiều lần đã nói điều gì đó mà lẽ ra họ đã có thể diễn tả một cách tốt hơn.
Phần lớn con người chúng ta có xu hướng đáp lại người khác do sợ hãi và vì vô số nguyên nhân:
- Chúng ta bị mất kiểm soát: Do sợ hãi.
- Chúng ta cảm thấy tức điên lên: Nỗi sợ hãi hóa thành cơn giận.
- Chúng ta ở nhà suốt 3 ngày liền với những người tí hon, đầy quyền năng, được biết đến với tên gọi "bọn trẻ": Do sợ hãi.
- Chúng ta vội vã, cuống cuồng: Do sợ hãi.
- Chúng ta cảm thấy bất an: Do sợ hãi.
Cộng với niềm đam mê trò chuyện và những phản ứng sợ hãi thường gặp với bất cứ ngày ngày trong bất cứ tuần nào, có khả năng cha mẹ sẽ nói điều gì đó mà lẽ ra họ đã có thể diễn tả một cách tốt hơn.
Tôi rất hay đề nghị các con ôm và hôn tôi. Tôi nói với con rằng tôi yêu chúng, mê mệt chúng và không gì có thể chia cách bọn trẻ khỏi tình yêu của chúng tôi. Tôi nói với con rằng chúng thật tuyệt vời, đầy quyền lực, là những con người sáng tạo mỗi ngày. Nhưng, tôi cũng nhận thấy vài cụm từ, vài câu nói mà tôi đã lười biếng nhắc đi nhắc lại - phần lớn khi tôi cảm thấy giận dữ, khó chịu, gấp gáp, vội vàng hay chỉ đơn giản là do sợ.
Có vài cụm từ tôi thường xuyên nhắc lại với các con, đơn giản là do sợ hãi.
Tôi có 3 nhóc tỳ dưới 8 tuổi và tôi đã luôn bật ra một câu nói quen thuộc với các con. Suốt thời thơ ấu, tôi không ít lần làm gãy cánh tay, ngón tay, xương sườn của mình. Tôi ngã trên bàn, tôi ngã xuống cầu thang, tôi ngã vào người khác. Tai nạn lúc nào cũng như đang trực chờ xảy ra với tôi. Có thể đó là lý do khiến hiện tại tôi luôn cảm thấy sợ hãi.
Cả 3 đứa con tôi đều có khao khát cháy bỏng được tận hưởng cuộc sống thường ngày: chúng đều trèo những cái cây quá cao, chạy nhảy suốt ngày mà không biết mệt mỏi qua những mỏm đất, đá hay biến ngôi nhà thành một dải chướng ngại vật gồm gối, ghế và chính cơ thể mình.
Trong nỗi sợ hãi của tôi, tôi chỉ có thể nhìn thấy nguy hiểm. Vì vậy, như bất cứ ông bố bà mẹ tốt nào khác, tôi luôn nói: "Cẩn thận con" hết lần này qua lần khác.
Khi nhìn các con leo trèo, tôi chỉ thấy nguy hiểm mà không thấy được khao khát của bọn trẻ.
Dần dần, tôi đã nhận ra rằng nói với con "hãy cẩn thận" là vì tôi hơn vì chính bọn trẻ.
Tôi muốn các con được an toàn trong khi vẫn để chúng chạy, nhảy, leo trèo. Và tôi đã thay câu hói "Cẩn thận con!", bằng câu "Hãy khôn ngoan!". Câu nói này thể hiện trái tim tôi thiết tha vì sự an nguy của con, đồng thời cũng trao quyền tự chủ cho con. Trên thực tế, tôi muốn các con khôn ngoan hơn là tôi muốn chúng cẩn trọng.
Bởi vì cẩn trọng là bị động, còn khôn ngoan là chủ động. Cẩn trọng gần như chẳng có gì khác việc không có lựa chọn. Còn khôn ngoan là liên tục được lựa chọn và hành động dưới sự sáng suốt.
Và khi mỗi ngày qua đi, sự thông tuệ có giá trị hơn so với sự an nguy. Tôi muốn các con biết rằng khi chúng theo đuổi sự thông tuệ, chúng sẽ nhận ra khi nào cần phải cẩn trọng và khi nào cần phải mạo hiểm.
Vài nét về tác giả
Justin Heap là một nghệ sĩ sáng tạo, một người theo thuyết vị lai, một nhà thiết kế, một nhà văn và mục sư. Hiện anh đang sống tại Holland, bang Michigan (Mỹ).