Tuy nhiên, những nguy hiểm còn là điều có thể nhìn thấy được, có những hệ lụy sau đó chưa nhìn thấy ngay, nhưng sẽ ảnh hưởng lâu dài tới những đứa trẻ.

Đừng nuôi dạy con kiểu não phẳng 1
Cha mẹ sẽ nghĩ gì khi nhìn lại cảnh tượng này? Một chút niềm vui cho con có đáng để cha mẹ đánh đổi rất nhiều thứ khác, trong đó có sự an toàn của con?

Tôi có một chị bạn, luôn “né” hết sức có thể những chỗ đông người khi đưa con đi chơi. Nhiều người bảo chị, cực đoan, khó tính và “tước” đi của lũ trẻ niềm vui, niềm phấn khích của “hiệu ứng đám đông”, nhưng chị vẫn một mực kiên quyết với quan điểm “càng đông càng tránh xa” của mình vì một lý do hết sức đơn giản “đám đông quá có nhiều nguy cơ tiềm ẩn”.

Đừng nuôi dạy con kiểu não phẳng 2
Dường như cả bố lẫn mẹ đều không quan tâm đến sự hoảng sợ của cậu bé (góc phải ảnh) để thỏa mãn sự kích động theo đám đông của mình.

Một điều dễ nhận ra là bố mẹ thường có xu hướng đưa con đến các khu vui chơi đông đúc, và những đứa trẻ thì thường có xu hướng không cảm thấy vui vẻ nếu tự chơi một mình, chơi với nhóm bạn nhỏ hoặc chơi ở nhà với bố mẹ. Không thể phủ nhận sức hút của các khu vui chơi và các hoạt động cộng đồng đối với trẻ, nhưng một khi các bố mẹ còn thiếu kiến thức bảo vệ an toàn cho con, một khi chính bố mẹ là đối tượng dễ bị đám đông kích động thì những nguy hại đối với trẻ là không thể lường hết được.

Đừng nuôi dạy con kiểu não phẳng 4
Những đứa trẻ sẽ học được gì qua hành động này của cha mẹ?

Có quá nhiều mâu thuẫn trong cách nuôi dạy con của cha mẹ, cha mẹ đặt những “mục tiêu khủng” cho con, con phải to béo, phải học trường tốt nhất, phải lớn lên thành “ông nọ bà kia”, nhưng hãy nhìn cảnh bố mẹ điên cuồng tìm mọi cách lôi con vượt rào để vào được công viên nước trong ngày miễn phí, hãy nhìn cảnh bố mẹ thản nhiên chở con trong những tư thế nguy hiểm trên xe máy giữa phố xá đông đúc mà không có mũ bảo hiểm, đi một tay, vừa đi vừa nghe điện thoại, hãy nhìn cảnh ông bà bố mẹ đưa con đi ăn rong ngoài đường ngoài chợ trong khói bụi mịt mù… thì hẳn là chúng ta sẽ nhìn ngay ra tương lai của những đứa trẻ.

Đừng nuôi dạy con kiểu não phẳng 6

Đừng nuôi dạy con kiểu não phẳng 7
Những cảnh tượng thực tế đáng buồn bạn có thể nhìn thấy ở bất cứ đâu.

Những cha mẹ cố tìm mọi cách để đẩy được con qua hàng rào có người phân bua rằng “vì đã trót hứa với con nên phải giữ lời hứa” nhưng họ hoàn toàn lựa chọn giữa việc “giữ lời hứa một cách mù quáng” hay dạy con cách lựa chọn điều gì tốt nhất và an toàn nhất cho mình, giữa việc đẩy con vào cơn phấn khích của đám đông hay học cách tự kiềm chế bản thân để có sự lựa chọn tỉnh táo nhất.

Đừng nuôi dạy con kiểu não phẳng 5
Có lẽ cô bé này sẽ hằn sâu hình ảnh này trong tâm trí cho đến mãi sau này.

Đó là những điều rất nhỏ mà cha mẹ có thể dạy con nhưng lại thường bị bỏ qua và coi nhẹ, và trên tất cả, bài học làm người lớn nhất của con chính là tấm gương cha mẹ, vì thế, thay vì chạy đua theo những phương pháp dạy con của mẹ Nhật, mẹ Pháp, mẹ Mỹ… Cha mẹ chúng ta có lẽ chỉ cần bình tĩnh lại, để đủ thời gian suy nghĩ trước mỗi hành động dành cho con, để không nuôi dạy con với một cái não phẳng. Chỉ cần như thế nhưng sẽ cần rất nhiều thời gian để làm được!

Chia sẻ của độc giả Lan Hương, Long Biên, Hà Nội - Ảnh: Lê Bảo, Hải An

Bạn cũng là cha mẹ và quan sát thấy rất nhiều “ví dụ” về việc nuôi dạy con của cha mẹ Việt xung quanh mình như câu chuyện bố mẹ bất chấp nguy hiểm kéo con qua rào nhọn vào công viên nước vừa xảy ra. Qua những câu chuyện thực tế đó, bạn đã học hỏi được điều gì, điều gì khiến bạn suy nghĩ và trăn trở, hãy chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc đó với Mẹ&Bé qua địa chỉ email [email protected] để cùng nhiều cha mẹ khác cùng suy ngẫm và trải nghiệm. Bài viết được đăng sẽ được hưởng nhuận bút và thưởng nóng đặc biệt theo quy định.