Chỉ có những nghệ sĩ chú trọng kỹ năng diễn xuất của bản thân; lựa chọn kịch bản và nhà chế tác cẩn trọng; nghiêm túc làm ra những tác phẩm điện ảnh, truyền hình chất lượng thì mới có thể trở thành minh tinh được mọi người tôn trọng và công nhận.

Trước đây Tổng cục đài truyền hình Trung Quốc từng tuyên truyền phát biểu, những tiết mục, chương trình của đài truyền hình cần phải tuân theo nguyên tắc tự chủ mới “chi phí thấp, nội dung cao, năng lượng thật sự”. “Chi phí thấp” biểu thị ý nói không với sự xa xỉ khoa trương, nói không với những minh tinh “ảo”, hơn nữa còn tiến hành chủ trương “hạn chế, ngăn chặn nghệ sĩ đòi hỏi tiền cát-xê quá cao”.

Tổng cục truyền hình thắt chặt phim rác, Người đàm phán của Dương Mịch trở thành thí điểm được gọi tên - Ảnh 1.

Hiện tượng tiền cát-xê của minh tinh chiếm nhiều hơn số chi phí chế tác của tác phẩm luôn là vấn đề khiến mọi người bàn tán. Chi phí chế tác của các tác phẩm điện ảnh, truyền hình được xem là có quan hệ mật thiết với chất lượng của các tác phẩm. Nhưng hiện nay có rất nhiều nhà sản xuất chỉ muốn sử dụng những diễn viên có nhân khí cao, muốn mời những diễn viên nổi tiếng thì số tiền cát-xê cũng phải tăng theo. Song phía nhà đầu tư lại không muốn phải đầu tư thêm một khoản tiền lớn, vì vậy cuối cùng chỉ có thể hạ thấp chi phí chế tác. Vấn đề này đã nhận được không ít chỉ trích từ cư dân mạng.

Trên thị trường điện ảnh, truyền hình hiện nay có không ít trường hợp danh tiếng và lượng phát sóng thu được tương phản nhau. Ví dụ điển hình như tác phẩm Người đàm phán vào thời gian trước đây bị phê bình là “bộ phim truyền hình lấy đề tài hiện thực để ngụy trang cho đề tài thần tượng”. Phim chỉ có những minh tinh “lưu lượng nhất thời” tham gia đảm nhận diễn xuất, tuy điểm đánh giá trên Douban chỉ có 3.4 điểm thế nhưng lại thu về được “thành tích” phát sóng đạt hơn 10 tỷ. Những hiện tượng kỳ lạ này đang là “hiện thực” trên thị trường phim điện ảnh, truyền hình hiện nay.

Tổng cục truyền hình thắt chặt phim rác, Người đàm phán của Dương Mịch trở thành thí điểm được gọi tên - Ảnh 2.

Tổng cục thắt chặt phim rác, “Người đàm phán” trở thành cái tên đầu tiên bị nhắc đến.

Tổng cục truyền hình thắt chặt phim rác, Người đàm phán của Dương Mịch trở thành thí điểm được gọi tên - Ảnh 3.

“Người đàm phán” bị gọi tên, người ta nghĩ ngay đến Dương Mịch khi cô là diễn viên chính của bộ phim.

Tổng cục truyền hình thắt chặt phim rác, Người đàm phán của Dương Mịch trở thành thí điểm được gọi tên - Ảnh 4.

Một tác phẩm được xem là tốt thật sự khi bảo đảm được cả nội dung bên trong lẫn hình thức bên ngoài. Nếu cứ dựa vào những minh tinh “lưu lượng nhất thời”, xem nhẹ chất lượng nội dung thì tác phẩm làm ra đối với khán giả mãi mãi chỉ là một bộ “phim rác”. Phim khi thu về cả danh tiếng lẫn lượng phát sóng cao thì mới thật sự trở thành một tác phẩm “chính hiệu”. Điển hình như Danh nghĩa nhân dân được phát sóng vào năm 2017, thành tích lượt xem của khán giả đạt hơn 21 tỷ. Hơn nữa danh tiếng cũng vô cùng tốt, điểm đánh giá trên Douban đạt được 8.3 điểm. Từ khâu chế tác đề tài kịch bản đến khâu lựa chọn diễn viên của phim đều rất cẩn trọng, vì vậy mới có thể thu được chiến tích thành công như thế.

Tổng cục truyền hình thắt chặt phim rác, Người đàm phán của Dương Mịch trở thành thí điểm được gọi tên - Ảnh 5.

“Danh nghĩa nhân dân” - Bộ phim không hề có sự xuất hiện của 1 diễn viên “hot” nào nhưng rating phim cao nhất lịch sử truyền hình Trung Quốc.

Vấn đề quan trọng mà những nghệ sĩ cần phải chú ý chính là tuy rằng có thể nhận được tiền cát-xê cao nhưng khi tạo ra những “tác phẩm rác” sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến danh tiếng của chính mình. Danh tiếng là nguyên tố quan trọng quyết định nên sự nổi tiếng, vị trí cấp bậc và nhiệt độ của mỗi nghệ sĩ. Đồng tiền dễ kiếm, nhưng danh tiếng thì phải kiên trì xây dựng và cần có thời gian để tích lũy.

Tổng cục truyền hình thắt chặt phim rác, Người đàm phán của Dương Mịch trở thành thí điểm được gọi tên - Ảnh 6.

Angelababy - Minh tinh nổi tiếng với danh hiệu “Dù không biết diễn nhưng nghiễm nhiên vẫn được vai chính”!

Vào những năm gần đây, chất lượng của những tác phẩm điện ảnh truyền hình trong nước tiến bộ không nhỏ. Nhưng cũng chính vì vậy mà yêu cầu của khán giả cũng ngày càng nâng cao. Ở hoàn cảnh thị trường đang cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện nay, những tác phẩm điện ảnh, truyền hình có chất lượng cao hiển nhiên sẽ có được cơ hội phát triển tốt. Đối với mục tiêu “khuyến khích các tác phẩm có nội dung, chất lượng tốt” trên thị trường nghệ thuật hiện nay, phía nhà chế tác nhất thiết phải suy nghĩ, cân nhắc về vấn đề chi phí chế tác và cát-xê của nghệ sĩ. Hơn nữa không nên chỉ chú trọng lưu lượng bên ngoài mà quên đi quy luật căn bản, quan trọng nhất để tạo nên một tác phẩm tốt là nội dung, chất lượng bên trong.