Trong dòng chảy lịch sử của Trung Quốc, nhiều vị thân vương và hoàng đế không chỉ có tài năng mà còn sở hữu vẻ ngoài điển trai, cuốn hút. Nhan sắc của những vị này đã đi vào lịch sử, thậm chí có người còn được coi là biểu tượng cho sắc đẹp của những nam nhân cùng thời của họ. 

3 vị thân vương và hoàng đế đẹp trai trong lịch sử Trung Quốc

1. Lan Lăng Vương - Cao Trường Cung

Lan Lăng Vương hay còn gọi là Cao Trường Cung (541? - 573) là hoàng thân và tướng lãnh nhà Bắc Tề. Ông là một mỹ nam nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Ông là cháu nội và là con trai của 2 đời quyền thần nhà Đông Ngụy là Cao Hoan và Cao Trừng, là cháu gọi Bắc Tề Văn Tuyên đế Cao Dương bằng chú.

Top 3 vị thân vương và hoàng đế đẹp trai nhất lịch sử Trung Quốc: Số 1 có vẻ ngoài khiến nữ giới ganh tị - Ảnh 1.

Lan Lăng Vương à một mỹ nam nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. (Ảnh minh họa: Sohu)

Theo Bắc Tề thư và Bắc sử, Lan Lăng Vương có vẻ ngoài hiền lành, nhưng nội tâm mạnh mẽ, còn có giọng nói hay và dung mạo đẹp khiến phụ nữ phải ganh tị với mỹ nam này. Còn theo Tùy Đường giai thoại và Cựu Đường thư thì dung mạo của Trường Cung trắng đẹp như phụ nữ, tự hiềm không đủ để ra oai với địch, nên khắc gỗ làm mặt nạ, mỗi khi ra trận thì đeo lên.

Top 3 vị thân vương và hoàng đế đẹp trai nhất lịch sử Trung Quốc: Số 1 có vẻ ngoài khiến nữ giới ganh tị - Ảnh 2.

Vì dung mạo quá đẹp nên khi ra trận Lan Lăng Vương phải đeo mặt nạ. (Ảnh: Sohu)

Lan Lăng Vương làm tướng lĩnh rất siêng năng với cả những việc vặt. Ông rất được lòng quân lính dưới trướng, mỗi khi có món ngon, dù chỉ là vài quả dưa, ắt cũng chia cho tướng sĩ. Nhiều lần, Lan Lăng Vương bị binh lính gây họa mà phải chịu tội thay nhưng ông đều cho qua. Từng có lần Lan Lăng Vương vào triều, khi trở ra thì kẻ hầu tan mất cả, chỉ còn 1 người. Lan Lăng Vương một mình quay về, không khiển trách ai. Vũ Thành đế thưởng công trận Mang Sơn, lệnh cho nhà buôn mua cho Lan Lăng Vương 20 người thiếp, ông chỉ nhận một.

Thậm chí, Lan Lăng Vương cho vay đến ngàn vàng, trước khi mất đem giấy nợ ra đốt sạch.

2. Đường Thái Tông – Lý Thế Dân

Đường Thái Tông (598 – 649), tên thật Lý Thế Dân, là vị hoàng đế thứ hai của triều đại Nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc. Ông trị vì từ năm 626 đến năm 649 với niên hiệu duy nhất là Trinh Quán. Lý Thế Dân là một vị hoàng đế tài ba, người đã thiết lập sự cường thịnh của Đại Đường.

Top 3 vị thân vương và hoàng đế đẹp trai nhất lịch sử Trung Quốc: Số 1 có vẻ ngoài khiến nữ giới ganh tị - Ảnh 3.

2 cuốn "Cựu Đường thư" và "Tân Đường thư" đều miêu tả Lý Thế Dân với vẻ ngoài đạo mạo, oai phong lẫm liệt. (Ảnh: Sohu)

Lý Thế Dân từ thuở nhỏ đã hiển lộ tài hoa, rất giỏi võ nghệ, có tài cầm quân, sử dụng binh pháp, lại rất can đảm, không nề những việc nguy hiểm nhất, khi tấn công thì như vũ bão. Khi mới 18 tuổi, ông đã nắm binh quyền trong tay, thu phục được nhiều tướng tài, tận tâm như Lý Tĩnh, Uất Trì Kính Đức, Tần Thúc Bảo.

Theo 2 cuốn "Cựu Đường thư" và "Tân Đường thư" đều miêu tả Lý Thế Dân với vẻ ngoài đạo mạo, oai phong lẫm liệt.

3. Thanh Cao Tông – Càn Long

Thanh Cao Tông (1711 – 1799), là hoàng đế thứ sáu của nhà Thanh và là hoàng đế Mãn Thanh thứ tư sau khi nhập quan. Trong thời gian trị vì của mình, ông chỉ dùng niên hiệu Càn Long, nên còn gọi là Càn Long Đế.

Càn Long là vị Hoàng đế rất chuyên tâm đến triều chính, đã xóa bỏ chế độ chính trị hà khắc của Ung Chính, thay vào đó là chính sách khoan dung độ lượng. Càn Long chủ yếu kế thừa chế độ kinh tế và chính trị của Khang Hi và Ung Chính, đặc biệt là thực thi triệt để các chính sách như "cải thổ quy lưu", "than định nhập mẫu" và "hỏa hao quy công". Những chính sách này đã đưa triều Thanh lên đỉnh cao của sự phát triển. Đất nước dưới thời Càn Long bắt đầu bước vào giai đoạn cực thịnh.

Top 3 vị thân vương và hoàng đế đẹp trai nhất lịch sử Trung Quốc: Số 1 có vẻ ngoài khiến nữ giới ganh tị - Ảnh 4.

Dung mạo thật của Càn Long qua nét vẽ của họa sĩ Giuseppe Castiglione. (Ảnh: Sohu)

Vào thời nhà Thanh, sự giao lưu trên khắp thế giới ngày càng gần gũi, Tử Cấm Thành bắt đầu có sự xuất hiện của nhiều người nước ngoài. Do đó, dưới triều đại của Càn Long, Giuseppe Castiglione - một họa sĩ phương Tây đã vẽ "chân dung" của ông, để lại những tư liệu quý giá cho các thế hệ sau này. Ông đã vẽ nên bức "Càn Long Hoàng đế bán thân đông trang tượng" (tranh chân dung Hoàng đế Càn Long mặc đồ đông).

Bức họa này phác họa lại hình ảnh Hoàng đế Càn Long lúc khoảng 40 tuổi. Trong tranh Càn Long Đế để ria mép hình chữ "bát" (八). Ông mặc áo choàng da màu đen, đội mũ đen, ngồi trên chiếc ghế màu đỏ với đôi mắt sâu thẳm, mũi hơi cao.

Từ bức tranh này, chúng ta có thể thấy ngoại hình thật của Càn Long, tuy không như diễn viên trên phim ảnh nhưng ông có thần thái của một vị thiên tử thông thái.