Trong ngày tiễn ông Công, ông Táo (23 tháng Chạp), hàng trăm người dân đã đến sông Sài Gòn, kênh Bến Nghé, Nhiêu Lộc, các chùa có hồ nước..., để thả cá chép. Theo tục lệ, người Việt tin rằng, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng.
Người dân ra sông Thị Nghè để thả cá chép về trời.
Chưa kịp bơi đã ngoắc ngoải vì bị chích điện.
Cá chép chưa kịp về trời đã bị chích điện bắt trở lại.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi sáng 28/1 (tức 23 tháng Chạp), cá chép chưa kịp bơi khi được thả xuống sông đã bị người dân chích điện, bắt lên để bán lại cho người khác.
Thậm chí có người còn dùng bình điện để xuyệt cá. Bị xuyệt điện cá nổi lên và bị vớt vào ghe, nhiều con cá bị dính điện nổi lên ngắc ngoải một lúc sau thì chết.
Nhiều người dùng cả cây vợt nối dây điện để bắt cá. Khi "xung điện" chích xuống nước, cá lớn, nhỏ đều nổi lên và họ dễ dàng dùng vợt bắt.
Nhiều người mua lượng cá phóng sinh lớn với quan niệm dân gian.
"Biệt đội" chích điện xuất hiện thường xuyên trên sông.
Nhiều người dân thấy cảnh này liền thuê ghe ra giữa sông để thả nhưng đội vớt cá vẫn bám theo sau đuôi ghe, cá vừa đổ xuống liền bị vớt lại.
Dưới đây là một số hình ảnh chúng tôi ghi nhận được tại Sài Gòn.
Cảnh thả cá chép sáng 28/1.
Thi nhau vớt cá khi đã thả xuống sông.
Người dân thành tâm khấn vái khi thả cá về trời.
Cảnh thả cá xen lẫn với cảnh vớt cá tại Sài Gòn.
Nhiều chú cá được phóng sinh trong ngày ông Công, ông Táo.
Nhiều thuyền vớt cá xuất hiện trên sông.
Mang vợt để tiện thể bắt được nhiều cá hơn.
Một số người còn thả chim để phóng sinh.