Nỗi sợ chuột ám ảnh trong giấc ngủ
Thời gian này, cứ tắt đèn ngủ là anh H.Phước, 27 tuổi, trọ tại Quận Tân Bình lại nghe tiếng sột soạt khắp nơi. Biết nhà có chuột, anh mua một chiếc lồng và đặt bẫy. Những hôm sau, tiếng động bỗng dưng dứt hẳn. "Giống như chúng nó biết đang có bẫy trong nhà nên bắt đầu đề phòng", anh nói. Rồi một đêm khi đang ngủ, anh nghe tiếng bẫy sập đánh rầm, anh mừng rỡ chạy ra "ngó nghiêng" dung nhan con chuột thì thấy cửa lồng đã đóng nhưng con chuột... mất tiêu.
Nghe tiếng động, chúng nhanh chóng "phi thân" xuống kẹt tủ trốn.
Tình trạng đau đầu khi không thể bẫy được chuột, phải chịu cảnh sống chung với các "ông tý" thế này đang là nỗi ám ảnh của người dân Sài Gòn, nhất là vào mùa mưa.
Nhiều người khi nhắc đến chuột đều bảo chúng là loại động vật thông minh và hiểu ý người nên rất khó bắt. Những người bẫy chuột trong nhà đều không dám nói với nhau là mình đang mua bẫy vì "Chúng nó nghe mình mua keo dính chuột hay lồng chuột là sẽ không bao giờ bẫy được, bọn tôi mua keo dính về, nhưng cứ nói với nhau là mua bánh cho các bạn tý, vậy mới bắt được chúng", bà Ngọc, chủ nhà trong con hẻm nhỏ đường Chu Văn An, Q.Bình Thạnh, cho biết.
Một ngăn tủ đựng tài liệu của gia đình cô Hoa bị chuột cắn nát bấy. Phân chuột vương vãi khắp nơi.
Anh Trung cũng cho biết thêm, nhiều khách hàng phản ánh rằng đang uống cafe mà chuột trong quán cứ chạy ầm ầm, nhưng anh cũng... bó tay. "Chỉ sợ chúng làm ổ trong mấy ngăn, khe hở ở quán. Mùi của chuột thì rất kinh khủng. Mà chuột cống thì khó bắt vô cùng, chúng to như con mèo mà rất ranh ma. Các bẫy chuột chỉ bắt được chuột nhắt trong nhà thôi. Chuyện chuột quậy phá cứ tưởng chuyện nhỏ nhưng thật ra rất đau đầu, nó khiến tôi mất ăn mất ngủ cả tháng nay", anh nói.
Một miếng keo dính chuột khoảng 4.000 đồng nhưng chỉ bắt được những con chuột nhắt
Gia đình có trẻ nhỏ thì rất sợ phải dùng đến keo dính chuột vì nếu không cẩn thận các bé sẽ dẫm phải keo và rất khó gỡ ra.
Theo thống kê của Phòng Kế hoạch tổng hợp BV Nhiệt đới TP.HCM, trong năm 2013 có tổng cộng 3 ca nhập viện do chuột cắn, trong đó có 2 ca rơi vào tháng 5 và một ca vào tháng 10. Riêng tính từ đầu năm 2014 đến nay, BV đã tiếp nhận 2 ca nhập viện với cùng nguyên nhân trên.
Kinh hoàng gián bò lổm ngổm vào nhà sau cơn mưa
Anh Văn Bình - một người dân sống tại quận 10 (TP.HCM) trỏ tay ra những nắp cống trên mặt đường cho biết: “Khi trời mưa lớn, các ống cống ngập nước, ổ gián bị động vì vậy chúng sẽ bò ra khỏi cống và tấn công vào nhà dân, các nơi có mái che, xe đẩy bán hàng…”.
Và như lời anh Bình nói, xuyên suốt trận mưa là hình ảnh hàng trăm con gián từ mỗi nắp cống chui lên mặt đường. Chúng chạy tán loạn, bám lên cả áo quần người đi đường đang đứng tránh mưa dưới hiên.
Người đi đường khi đứng trú mưa đã hết hồn vì thấy gián chạy đầy dưới chân, bám cả lên người.
Những ổ gián dưới cống bị ngập do mưa, chúng lổn ngổn bò lên mặt đường. Ngoài gián còn có cả rết.
Chúng chạy thẳng vào mái hiên...
Chúng bu đầy lên các xe đẩy, xe bán hàng.
Có rất nhiều con to, khỏe.
Mưa có thể diễn ra và ban đêm, do vậy việc đối đầu với gián còn khủng khiếp hơn nhiều so với ban ngày. Chị Khánh Ly (P.9, Q.11) kể: "Đang ngủ thì thấy nhột nhột dưới chân tôi đoán ngay là có gián vì ngoài trời đang mưa. Tôi la toán rồi ngồi dậy bật hết đèn lên thì đúng là gián thật. Đừng nói là phụ nữ, cánh đàn ông cũng nổi gai ốc nữa là. Gián cứ cắm đầu chui vào chăn, vào cơ thể mình, ghê lắm!”.
Tính riêng ngôi nhà của chị Ly, đêm qua hàng trăm con gián đã vào trú ngụ. Gia đình chị phải xịt thuốc trị gián đến mức hoa mắt, nhức đầu vì bị ảnh hưởng mùi thuốc.
Một vài cách hạn chế gián bò vào nhà
Đậy kín các lỗ thoát nước trong nhà tắm, nhà bếp (có thể dùng vải lót ngang lỗ thoát nước rồi dùng vật nặng dằn lên), nắp bồn cầu trước khi đi ngủ.
Xịt một ít thuốc trị gián ở những nơi gián có thể chui vào
để “cảnh cáo” chúng - nhớ tuân thủ các chỉ định về an toàn khi dùng
thuốc trị gián, tránh xịt vào phòng ngủ đóng kín kẻo ảnh hưởng đến sức
khỏe. Dùng giẻ lau chặn dưới chân cửa, khe hở vách tường.