Những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm không khí, rác thải tại TP.HCM đang tăng nhanh, đặc biệt là về các chỉ số không khí đang vượt ngưỡng cho phép. Ngoài ra, rác thải cũng đang là vấn đề nhức nhối, rác xuất hiện khắp mọi nơi, bốc mùi hôi thối gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân, làm mất mỹ quan đô thị.
Mỗi ngày có 8.900 tấn rác được thải ra tại TP.HCM.
Rác thải ngập tràn khắp mọi nơi.
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên – Môi trường TP.HCM trong năm 2018 cho biết hiện nay trên địa bàn thành phố chất thải rắn sinh hoạt bình quân mỗi ngày có 8.900 tấn được thải ra. Một con số không hề nhỏ tại một thành phố đang phát triển.
Rác thải có mặt khắp mọi nơi, vỉa hè, lòng lề đường, kênh rạch. Đặc biệt là tại các miệng cống thoát nước trong thành phố, rác bị nhồi nhét xuống miệng cống làm ách tắc, nước không thể thoát khi mưa lớn. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngập lụt nặng tại nhiều tuyến đường ở TP.HCM.
Người dân vô ý thức đã nhét đầy rác thải sinh hoạt xuống các miệng cống thoát nước.
Rác cùng xác chết động vật nằm ngổn ngang trên đường, bốc mùi hôi thối gây ảnh hưởng tới chính sức khỏe của người dân.
Nước thải tại các hàng quán, nhà hàng không được xử lý, thải trực tiếp ra đường gây ô nhiễm.
Sự thiếu ý thức của người dân làm môi trường ngày một ô nhiễm.
Những bãi rác tự phát hình thành khắp mọi nẻo đường ở TP.HCM.
Một đoạn của kênh Ông Lớn (quận 7, TP.HCM) bị một khối lượng lớn rác thải sinh hoạt các nơi đổ dồn về vây kín hai bên bờ và lòng kênh.
Đủ các loại rác thải nổi lềnh bềnh trên nhiều con kênh ở TP.HCM, bốc mùi hôi thối.
Theo thống kê, hiện tại ở TP.HCM có khoảng trên dưới 15 kênh, rạch đang bị ô nhiễm nặng và cần phải nạo vét lưu thông, giảm thiểu ô nhiễm. Đặc biệt, rạch Xuyên Tâm (phường 15, quận Bình Thạnh) được xem là nơi ô nhiễm nhất thành phố với lượng lớn rác cùng nước thải ứ đọng, bốc mùi hôi thối gần 20 năm nay.
Rạch Xuyên Tâm được người dân TP.HCM cho là nơi ô nhiễm nhất của thành phố trong nhiều năm nay.
Đủ các loại rác thải sinh hoạt của người dân bị đẩy xuống kênh, rạch gây ô nhiễm.
Một khúc Kênh Tẻ (quận 8) ngập đầy các loại rác như vỏ dừa, túi nylon cùng chai lọ bị người dân đẩy ra gây ô nhiễm, mất mỹ quan đô thị.
Một bãi đất trống gần khu dân cư ở quận 7 bị biến thành nơi tập kết rác tự phát của người dân.
Những khu ổ chuột cũng làm tăng ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra, tại TP.HCM vấn đề ô nhiễm không khí cũng đang bị báo động. Đây là mối nguy cơ của hàng loạt các bệnh tật đang bùng phát hiện nay. Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, ô nhiễm không khí hiện nay ở TP.HCM đang là điều kiện để phát sinh nhiều bệnh, nhất là bệnh ung thư.
Trong khi người dân Singapore và nhiều thành phố khác trên thế giới vẫn sống chan hòa với thiên nhiên, thì không khí tại TP.HCM đang xuất hiện những chỉ số nguy hiểm, cao hơn mức cho phép.
Không khí tại TP.HCM đang dần ô nhiễm và ở mức đáng báo động.
Vào giữa trưa nắng nhưng TP.HCM vẫn có một lớp "không khí mù như sương sớm" bao phủ, che khuất tầm nhìn từ xa.
Theo dữ liệu từ Air Visual, trang cung cấp thông tin về chỉ số chất lượng không khí (AQI) của các thành phố trên thế giới, TP.HCM hiện có điểm AQI là 138.
Cũng trong ngày 30/3, theo trang WeatherOnline chỉ số tia cực tím (UV) của TP.HCM ở mức 10, đứng ở mức cao trong khu vực, đây vẫn là mức vượt ngưỡng an toàn, có thể gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe.
Trước đó, vào ngày 16 đến 18/1, tại TP.HCM đột nhiên xuất hiện đợt "bụi mù khô như sương sớm" bao phủ, giới chuyên gia gọi là mù quang hóa. Đây là hiện tượng gây ảnh hưởng đến tầm nhìn và sức khỏe.
Không khí dần dần bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Theo Trung tâm Quan trắc - Sở Tài nguyên Môi trường (TN-MT) TP.HCM, TP.HCM thường xuyên có một lớp "mù khô" bao phủ là vì mật độ đô thị hóa cao, nhiều phương tiện giao thông, nhiều nhà máy có khí thải. Ngoài ra, thành phố đang phải tiếp nhận thêm ô nhiễm không khí từ các thành phố công nghiệp ở Đồng Nai, Bình Dương khuếch tán theo hướng gió.
Khói bụi đang là nguyên nhân chính khiến không khí TP.HCM bị ô nhiễm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân.
TP.HCM nhìn từ xa luôn chìm trong một lớp mù bao phủ.