Theo tích xưa, hội làng Triều Khúc bắt nguồn từ khi Bố Cái đại vương Phùng Hưng khởi nghĩa đánh đuổi giặc Đường. Để khích động tướng sĩ và cũng là để giải trí cho nghĩa quân, ngài đã cho binh lính đóng giả làm gái, ăn mặc sặc sỡ và đeo trống múa bồng. Kể từ đó hằng năm, vào mùa Xuân, từ ngày 9 đến 12 tháng Giêng Âm lịch, dân làng lại tổ chức lễ hội rước Thành hoàng Phùng. Trong lễ hội làng có nhiều nghi thức nhưng màn múa "con đĩ đánh bồng" vẫn thu hút được sự chú ý hơn cả.

Trai làng đánh má hồng, tô son đỏ giả gái lả lơi múa điệu con đĩ đánh bồng giữa Hà Nội - Ảnh 1.

Từ ngày mùng 9 đến ngày 12/1 âm lịch lễ hội làng Triều Khúc (Thanh Trì - Hà Nội) diễn ra với nhiều hoạt động thu hút hàng nghìn du khách thập phương kéo đến.

Trai làng đánh má hồng, tô son đỏ giả gái lả lơi múa điệu con đĩ đánh bồng giữa Hà Nội - Ảnh 2.

Nổi bật nhất là điệu múa "con đĩ đánh bồng" được thực hiện bởi 5 cặp đôi trai giả gái làng Triều khúc.

Trai làng đánh má hồng, tô son đỏ giả gái lả lơi múa điệu con đĩ đánh bồng giữa Hà Nội - Ảnh 3.

Những chàng trai được chít khăn mỏ quạ, đánh phấn hồng, tô son, lả lướt trong điệu múa mê hoặc người xem.

Trai làng đánh má hồng, tô son đỏ giả gái lả lơi múa điệu con đĩ đánh bồng giữa Hà Nội - Ảnh 4.

Điệu múa càng uyển chuyển, càng lả lơi càng mời gọi làm nên sự thành công cho lễ hội.

Trai làng đánh má hồng, tô son đỏ giả gái lả lơi múa điệu con đĩ đánh bồng giữa Hà Nội - Ảnh 5.

Từ cử chỉ của các ngón tay, bàn tay đến ánh mắt lúng liếng, nụ cười mời gọi...

Trai làng đánh má hồng, tô son đỏ giả gái lả lơi múa điệu con đĩ đánh bồng giữa Hà Nội - Ảnh 6.

Các tràng trai giả gái trong làng đã phải tập luyện trước khi lễ hội diễn ra, nhiều người đã từng có thâm niên múa bồng hàng chục năm.

Trai làng đánh má hồng, tô son đỏ giả gái lả lơi múa điệu con đĩ đánh bồng giữa Hà Nội - Ảnh 7.

Các chàng trai nhảy múa uốn éo, lẳng lơ như để bông đùa, chế giễu quan niệm cổ hủ đó. Đây cũng chính là nguồn gốc của câu dân gian: "Lẳng lơ như đĩ đánh bồng" mà người Hà Nội vẫn hay nói đến.

Trai làng đánh má hồng, tô son đỏ giả gái lả lơi múa điệu con đĩ đánh bồng giữa Hà Nội - Ảnh 8.

"Con đĩ đánh bồng" là "đặc sản" riêng của đất Thăng Long, thể hiện tính sáng tạo của người Hà Nội xưa nhưng trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay số người biết đến điệu múa này chẳng còn được là bao.

Trai làng đánh má hồng, tô son đỏ giả gái lả lơi múa điệu con đĩ đánh bồng giữa Hà Nội - Ảnh 9.

Đôi mắt các chàng lúng liếng, liếc nhìn những người xung quanh khiến du khách tham dự hội làng Triều Khúc cảm thấy vô cùng thú vị, vỗ tay không ngớt.

Trai làng đánh má hồng, tô son đỏ giả gái lả lơi múa điệu con đĩ đánh bồng giữa Hà Nội - Ảnh 10.

Trước đó, đoàn múa lân, múa rồng thực hiện những động tác mở màn cho lễ hội.

Trai làng đánh má hồng, tô son đỏ giả gái lả lơi múa điệu con đĩ đánh bồng giữa Hà Nội - Ảnh 11.

Người được giao trọng trách đánh trống là bậc cao niên.

Trai làng đánh má hồng, tô son đỏ giả gái lả lơi múa điệu con đĩ đánh bồng giữa Hà Nội - Ảnh 12.

Lễ hội thu hút hàng nghìn người từ khắp nơi kéo đến tham dự.

Trai làng đánh má hồng, tô son đỏ giả gái lả lơi múa điệu con đĩ đánh bồng giữa Hà Nội - Ảnh 13.

Các cụ cao niên trong làng Triều Khúc cho biết, điệu múa "Con đĩ đánh bồng" có từ thời Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng đánh thắng giặc Đường tại thành Tống Bình (Hà Nội bấy giờ).

Trai làng đánh má hồng, tô son đỏ giả gái lả lơi múa điệu con đĩ đánh bồng giữa Hà Nội - Ảnh 14.

Sau đó, Phùng Hưng chọn đình làng Triều Khúc làm nơi khao quân, cho những chàng trai đóng giả gái nhảy múa để khích lệ quân lính.