Nghệ sĩ múa Trần Hoàng Yến: “Chuyện được múa với Yến quan trọng hơn mọi cơn đau mà cơ thể chịu” - Ảnh 1.

Nghệ sĩ múa Trần Hoàng Yến: “Chuyện được múa với Yến quan trọng hơn mọi cơn đau mà cơ thể chịu” - Ảnh 2.

Trong căn phòng nhạc du dương, Trần Hoàng Yến kể với tôi về cơ duyên đưa cô đến với nghề múa. Đó là một ngày khi mẹ dẫn cô con gái bé bỏng đi học mẫu giáo. Năm đó Yến 4 tuổi.

"Mẹ là người đưa mình đến với bộ môn múa. Khi đi ngang qua một lớp múa ở nhà văn hóa thiếu nhi thành phố, mẹ thấy Yến có vẻ rất phấn khích. Mẹ cho mình tham gia lớp múa chỉ đơn giản với một lý do để con có một nơi rèn luyện về thể chất và dạn dĩ hơn với mọi người xung quanh. Rồi đến năm 10 tuổi, mẹ cũng là người đăng kí cho Yến thi vào trường múa với câu hỏi: "Con có thích không?". Câu trả lời của Yến lúc đó là "Con thích" với suy nghĩ đơn giản là trường múa cũng giống như nhà văn hóa thiếu nhi. Học múa để mình được giải trí sau những giờ học văn hóa căng thẳng" - Yến kể.

Nghệ sĩ múa Trần Hoàng Yến: “Chuyện được múa với Yến quan trọng hơn mọi cơn đau mà cơ thể chịu” - Ảnh 3.

Ấy vậy rồi niềm đam mê múa cứ thế dần dần ngấm vào con người Trần Hoàng Yến. Từ cô bé đến với múa chỉ vì thích được nhún nhảy theo các điệu nhạc đến những buổi học gian nan, vất vả có cả mồ hôi và nước mắt ở trường múa. Trần Hoàng Yến cứ miệt mài, cần mẫn luyện tập ở trường múa trong độ tuổi mà các bạn gái khác còn mải ăn mải chơi.

Trần Hoàng Yến nói, khi vào học trường múa thì mới biết đó là một nơi rất khắc nghiệt và không phải ai cũng theo được đến cùng. Ai theo học cũng bị ép vào khuôn khổ khắc nghiệt của những buổi luyện tập mệt nhoài và đau đến ứa nước mắt, cũng phải trải qua những giờ học ép dẻo, bẻ chân, bẻ lưng...

Ngày đó, cô học trò trường múa Trần Hoàng Yến vừa phải hoàn thành việc học múa cả tuần, vừa phải theo đuổi học văn hóa với "điều kiện" của mẹ: "Con phải học tốt văn hóa thì mẹ mới cho tiếp tục học múa". Yến kể, suốt những năm theo học ở trường múa và học văn hóa ngày nào cũng như ngày nào, cô chỉ quanh quẩn với các bài học, có những lúc cảm thấy "căng như dây đàn" nhưng cứ được đến múa, được nhìn thấy các bạn múa là mọi mệt mỏi lại tiêu tan. Không được đến lớp múa một hôm là bứt dứt, khó chịu.

Yến học ở trường múa 7 năm, lớp của Yến lúc đầu có hơn 20 người. Nhưng sau 7 năm thì chỉ có 4 người tốt nghiệp và đến giờ thì chỉ còn mình Yến ở lại với nghề múa. Trần Hoàng Yến nói rằng đến với bộ môn múa, những người trụ lại được với nghề chắc chắn phải là những người phải có đam mê và thực sự rất yêu múa.

Nghệ sĩ múa Trần Hoàng Yến: “Chuyện được múa với Yến quan trọng hơn mọi cơn đau mà cơ thể chịu” - Ảnh 4.

Sau 7 năm theo học tại trường múa, tốt nghiệp ra trường, theo nguyện vọng của gia đình, Yến nghỉ múa mấy năm để hoàn thành chương trình học Đại học. Trong thời gian này, để nguôi bớt nỗi nhớ với múa và tạo sân chơi cho những bạn trẻ thích múa, Yến thành lập nhóm múa. Nhưng nghỉ múa đến năm thứ 3, Yến cảm thấy sống không thể thiếu múa nên cô quyết định bỏ dở việc học ở trường đại học và trở lại với nghề múa. "Yến tự đến trường học và quyết định dừng học chứ không bảo lưu. Vì Yến biết Yến sẽ không quay lại trường học" - Yến kể.

Quyết định của cô con gái đã khiến mẹ của Yến nổi giận. Bà khóc, sau đó không nói chuyện với con gái trong một thời gian dài. "Mẹ là người đưa Yến đến với múa nhưng lại không khuyến khích Yến đi theo con đường chuyên nghiệp. Ngay lúc bắt đầu mẹ cũng không hề nghĩ con mình sẽ trở thành một diễn viên múa. Chỉ đơn giản là mẹ nhìn thấy con mình có vẻ yêu thích âm nhạc và sự chuyển động" - Yến nhớ lại. Vấp phải sự phản đối của mẹ, Yến chỉ biết cố gắng bằng hành động để chứng tỏ cho mẹ thấy sự lựa chọn của mình là không sai. Yến bắt đầu bằng việc xin vào Nhà hát Giao hưởng Nhạc vũ kịch TP.HCM làm và theo học Đại học chuyên ngành Huấn luyện múa tại trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội để mẹ cô có thể yên tâm hơn về nghề nghiệp của con sau này.

Nghệ sĩ múa Trần Hoàng Yến: “Chuyện được múa với Yến quan trọng hơn mọi cơn đau mà cơ thể chịu” - Ảnh 5.

Khi tôi hỏi "Lúc quay trở lại với nghề múa và bắt đầu ở một môi trường chuyên nghiệp Yến có sợ không?" thì Yến trả lời thành thật rằng: Lúc quay trở lại, Yến sợ mình sẽ ân hận. Sợ làm mẹ và những người thân yêu thất vọng. Rồi việc thay đổi môi trường mới, từ một sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc ở trường múa, khá tự tin với thành tích nhưng khi đi làm ở nhà hát thì chỉ nhận được vai phụ suốt một thời gian dài…

Nhưng rồi chính sự lo lắng đó cộng với tình yêu dành cho múa và lời động viên từ người thầy: "Thầy rất thích xem con múa. Dù con đứng đằng sau hay trước thì thầy đều có thể thấy và nhận ra con bởi vì con có gì đó rất riêng" đã trở thành động lực để Yến nỗ lực nhiều hơn. Trần Hoàng Yến nói, nhờ quyết định quay lại với múa mà cô đã được sống "nhiều cuộc đời" thông qua những vở diễn trên sân khấu. Khi múa, Yến hóa thân vào nhân vật và được trải nghiệm cuộc sống ở nhiều thế giới khác nhau. Cô coi sân khấu chính là thánh đường. Và ở đó Yến đã có những tháng năm tuổi trẻ đẹp rực rỡ với tình yêu và niềm đam mê dành cho múa.

44177335_571269013329602_8204512889805996032_n
44177335_571269013329602_8204512889805996032_n
44240897_1926827104286734_2810685057302265856_n
44240897_1926827104286734_2810685057302265856_n
44156221_469972193493133_1526553770681434112_n
44156221_469972193493133_1526553770681434112_n
44262574_953856394809765_3904045888183468032_n
44262574_953856394809765_3904045888183468032_n

Yến coi sân khấu chính là thánh đường và ở đó Yến đã có những tháng năm tuổi trẻ đẹp rực rỡ với tình yêu và niềm đam mê dành cho múa. Ảnh: Trần Minh Đức

Nghệ sĩ múa Trần Hoàng Yến: “Chuyện được múa với Yến quan trọng hơn mọi cơn đau mà cơ thể chịu” - Ảnh 7.

Sau những ngày dài chỉ nhận vai phụ, cũng đến ngày Trần Hoàng Yến được giao cho đảm nhận vai chính. "Lúc nhận vai chính thì rất hạnh phúc nhưng cũng là quãng thời gian Yến gặp rất nhiều khó khăn. Người khác khi nhận vai thì được mọi người hướng dẫn, còn Yến được giao cho một vai diễn chính dài hơi nhưng chỉ lủi thủi một mình trên sàn tập. Miệt mài được 2 buổi tập thì Yến ngồi thụp xuống khóc vì tủi thân" - Yến nhớ lại.

Nhưng rồi sau khoảnh khắc buồn tủi ấy, Yến nghĩ về giây phút sẽ được đứng trên sân khấu thăng hoa với nhân vật, được mọi người ghi nhận và đặc biệt là xoa dịu được nỗi buồn và cơn giận của mẹ, Yến lại lao lên sàn tập. Và những khổ luyện cực nhọc của Trần Hoàng Yến được ghi nhận khi vở diễn được đánh giá thành công. Lúc này Yến mới thực sự được trải nghiệm cảm giác hạnh phúc của người diễn viên múa khi đặt trọn tình yêu của mình cho môn nghệ thuật đó.

Nghệ sĩ múa Trần Hoàng Yến: “Chuyện được múa với Yến quan trọng hơn mọi cơn đau mà cơ thể chịu” - Ảnh 8.

Thử thách vẫn chưa dừng lại khi cơn ác mộng chấn thương ập đến với Yến. Trong một buổi tập cho vở diễn mới, Yến bị chấn thương đầu gối. Cô kể: "Yến được bác sỹ chẩn đoán tràn dịch đầu gối và cảnh báo không được múa nữa nếu muốn khỏi chân. Lúc đó cảm thấy mọi thứ xụp đổ. Diễn viên múa mà bảo nghỉ múa thì coi như là bế tắc. Lời hứa với mẹ thì mới chỉ bắt đầu… Yến nghỉ việc 1 tháng để uống thuốc, chườm đá, chữa bệnh". Với cô, đó là quãng thời gian "khó chịu không thể tưởng được, chỉ ở nhà và đi ra đi vào". Nếu Yến dừng lại ở đây có nghĩa là tương lai mịt mờ và Yến không cho phép mình gục ngã. Cô quay trở lại với sàn tập, với sân khấu múa, "bỏ mặc" những chấn thương. Yến nói: "Đôi khi một động tác nặng khiến chỗ chấn thương cũ đau đớn nhưng trót yêu múa rồi thì Yến luôn cố gắng thích nghi với cơn đau đó".

Sau đợt chấn thương đó thì có nhiều đợt tái phát và những đợt chấn thương khác như đau lưng, dây thần kinh… ập đến. Rồi tất cả đau đớn của cơ thể cũng trở thành như thói quen đối với Trần Hoàng Yến. Tình yêu dành cho múa giúp cô vượt qua mọi cực nhọc, đau đớn về thể xác. Cô đồng ý đánh đổi những tháng ngày miệt mài luyện tập trong môi trường khắc nghiệt, những đau đớn vì chấn thương để được thăng hoa trên sân khấu: "Chuyện được múa với Yến quan trọng hơn mọi cơn đau mà cơ thể chịu. Đáng để đánh đổi. Cảm giác hạnh phúc nhất là lúc diễn xong, tất cả khán giả trong nhà hát đứng lên vỗ tay, gọi tên mình" - Yến nói.

Nghệ sĩ múa Trần Hoàng Yến: “Chuyện được múa với Yến quan trọng hơn mọi cơn đau mà cơ thể chịu” - Ảnh 9.

Hơn 10 năm gắn bó với nghề, múa đã trở thành niềm đam mê mà Trần Hoàng Yến miệt mài theo đuổi và cháy hết mình cho đam mê ấy. Chừng ấy năm dành tình yêu cho múa, Yến đã nếm trải hết những thăng trầm, nỗ lực không biết mệt mỏi để chứng tỏ bản thân. Yến quen với ánh đèn sân khấu, quen với những buổi luyện tập mướt mải mồ hôi trước ngày diễn. Yến yêu cảm giác được đứng trên sân khấu, yêu những tràng vỗ tay sau khi mỗi đêm diễn khép lại. Mẹ của Yến giờ đây đã trở thành khán giả quen thuộc ở mỗi vở diễn của con gái. Đồng hành trên sân khấu lúc này với Yến còn có người chồng và cũng là người đồng nghiệp mà cô thương yêu. Yến nói, khi lên sân khấu, cô muốn mang tất cả những gì đẹp đẽ lên đó. Vì thế ở mỗi vai diễn, dù là chính hay phụ thì Yến cũng chuẩn bị một cách hoàn hảo nhất với tất cả đam mê của mình.

img_0351
img_0351
img_0354
img_0354
img_0364
img_0364
img_0369
img_0369
img_0372
img_0372

Với mong muốn lan tỏa những câu chuyện hạnh phúc bình dị, từ đây khuyến khích cộng đồng phụ nữ hướng tới cuộc sống tích cực hơn, chiến dịch "Lan tỏa hạnh phúc" đã ra đời vì lẽ đó. Cảm ơn sự đồng hành của nhãn hàng Dạ Hương giúp Afamily lan tỏa nguồn cảm hứng tốt đẹp, tạo động lực cho phụ nữ cùng sẻ chia, nhân lên niềm vui hạnh phúc ngày một lan tỏa rộng khắp. Lắng nghe nhiều hơn các câu chuyện hạnh phúc tại: https://lantoahanhphuc.dahuong.vn/.