Riêng tại Hà Nội chiều ngày 3/3 đã xảy ra mưa lớn với lượng mưa từ 40-60 mm/1 giờ (lượng mưa lớn nhất vào tháng 3 trong khoảng 50 năm qua, kể từ năm 1971 đến nay).

Sau trận mưa lịch sử đường phố Hà Nội ngập nhiều nơi (đoạn clip ghi nhận tại phố Nguyễn Chính, quận Hoàng Mai)

Còn tại 7 tỉnh khu vực miền núi phía Bắc (Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng và Sơn La) đã xảy ra giông, lốc, sét và mưa đá.

Một số khu vực có mưa lớn như: Hòa Bình (Hòa Bình) 76mm, Bắc Mê (Hà Giang) 95mm, Nguyên Bình (Cao Bằng) 62mm, Xím Vàng (Sơn La) 53mm, Láng (Hà Nội) 139mm, Hoài Đức (Hà Nội) 101mm, Chí Linh (Hải Dương) 98mm, Nho Quan (Ninh Bình) 66mm, Cẩm Thủy (Thanh Hóa) 62mm.

Tại bản Mong, xã Song Pe, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La đã xảy ra một trận lũ quét cục bộ vào lúc 16h ngày 2/3/2020. Tuy không gây thiệt hại về người nhưng trận lũ quét đã cuốn trôi 183 con gia súc, gia cầm.

Phố Nguyễn Chính quận Hoàng  Mai chưa từng ngập như thế này

Phố Nguyễn Chính quận Hoàng Mai chưa từng ngập như thế này

Theo báo cáo nhanh của 7 tỉnh: Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng và Sơn La, cập nhật tình hình thiệt hại do giông, lốc, sét và mưa đá từ tối ngày 2/3 đến 5h ngày 4/3 như sau:

Có 1 người chết (Anh L.M.S., SN 1994, trú xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, chết do bị điện giật); 16 người bị thương (Yên Bái: 6 người; Hà Giang 10 người).

Nhiều vật dụng nổi lềnh phềnh trên đường do nước ngập

Nhiều vật dụng nổi lềnh phềnh trên đường do nước ngập

Ngoài ra, mưa giông còn làm 351 nhà bị sập; 5.218 nhà bị tốc mái, hư hỏng; 22 điểm trường và 7 công trình văn hóa, 3 nhà xưởng bị tốc mái, hư hỏng, 1 cầu giao thông bị cuốn trôi, 34 cột điện bị gãy đổ;

412,3 ha lúa; 390 ha hoa màu; 92,0 ha cây trồng lâu năm, 27,8 ha cây trồng hàng năm, 352 ha cây ăn quả, 18 ha rừng thông, keo bị thiệt hại; 106 con gia súc và 77 con gia cầm bị lũ cuốn trôi;...

Miền Bắc có mưa đá 

Những ngày cuối tháng 2, miền Bắc đã đón một đợt nắng ấm lên đến 27-29 độ C, một số thời điểm oi nóng như mùa hè. Vì vậy, khi có tác động của không khí lạnh mang theo hơi ẩm tràn xuống đột ngột, khu vực xảy ra hiện tượng mưa dông, sấm chớp và một số nơi xảy ra mưa đá.

Về vấn đề xảy ra mưa đá vào mùa Xuân, theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mưa đá hình thành bên trong những đám mây đối lưu, bao gồm các hạt băng có kích thước khác nhau.

Trận mưa ở Hà Nội chiều hôm qua lớn nhất trong 50 năm  - Ảnh 4.

Nước ngập khiến nhiều nhà dân không thể mở được cổng

Trận mưa ở Hà Nội chiều hôm qua lớn nhất trong 50 năm  - Ảnh 5.

Các hiệu sửa xe máy được mùa sau trận mưa

Hầu hết vùng miền ở nước ta đều nằm trong khu vực bán sơn địa, miền Bắc lại thường phải chịu tác động của các đợt không khí lạnh mạnh tràn về kết hợp với gió hội tụ tây nam trên cao. Chính sự kết hợp này hình thành nên mưa đá.

Hiện tượng mưa đá cũng thường xuất hiện trong các tháng chuyển tiếp giữa thời tiết lạnh sang nóng hoặc ngược lại. Các tháng này thường có sự giao tranh mãnh liệt giữa các phân tử ở 2 khối không khí có bản chất trái ngược nhau. Chính sự giao tranh này tạo nên những vùng đối lưu rất mạnh gây mưa rào và dông, kèm theo mưa đá.