Tránh những điều ‘đại kỵ’ này khi ăn vải để không bị nóng hay ngộ độc - Ảnh 1.

Những đại kỵ cần tránh khi ăn vải

Ăn quá nhiều

Chú ý khi ăn vải quá nhiều một lúc, nhất là đối với phụ nữ mang thai, không nên ăn quá 10 quả/lần. Ăn nhiều sẽ khiến gan sinh hỏa, đau rát lưỡi họng, thậm chí nghiêm trọng hơn còn có thể dẫn đến buồn nôn, hoa mắt chóng mặt hay chân tay mỏi rã rời…

Đối với trẻ em, chỉ nên ăn 3-4 quả 1 lần. Nếu ăn cần có sự theo dõi chặt chẽ của người lớn vì đã có nhiều trường hợp hóc vải, thậm chí mất mạng vì vải.

Ăn khi đói

Ăn vải tươi khi đói sẽ khiến trong cơ thể đột ngột bị ngấm quá nhiều đường có thể gây viêm nhiệt hoặc say với các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chân tay bủn rủn.

Cách tốt nhất nên ăn vải sau bữa cơm, lúc này trong cơ thể đã tích trữ đủ lượng nước muối qua thức ăn nên ăn cũng không lo bị nóng.

Ăn khi muốn giảm cân

Theo kinh nghiệm thì vải là loại quả ngọt, ăn vào giúp cho dung nhan đẹp hơn. Tuy nhiên, không nên vì thế mà chị em ăn vải một cách thoải mái, “vô tội vạ” bởi quả vải có hàm lượng đường rất cao, không tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường cũng như chứng thừa cân.

Ăn khi bị tiểu đường

Người mắc bệnh đái tháo đường: Vải tươi chứa hàm lượng đường cao, vì vậy khi ăn nhiều sẽ gây cảm giác no, đầy và khi đó không thể ăn được các loại tinh bột, gây hạ đường huyết. Khi đó, gan sẽ không thể chuyển hóa hết được frucotose, lúc đó lượng đường trong máu sẽ tăng cao bất thường.

Ăn khi cơ thể nhiệt, người máu nóng

Vải nổi tiếng là loại quả có tính nóng vì thế khi ăn nhiều vải sẽ gây ra cảm giác nóng nực, khó chịu, nhiệt miệng. Bên cạnh đó, lượng đường cao trong quả vải khi đi vào cơ thể có thể khiến bạn bị rôm sảy, mụn nhọt, thậm chí có trường hợp dẫn tới những phản ứng tiêu cực như tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, chân tay bủn rủn…

Ngoài ra, những người có các bệnh dễ nhiễm cảm, người mắc bệnh có đờm, thủy đậu, chắp lẹo ở mắt… cũng nên hạn chế tối đa ăn vải. Những người bình thường cũng không nên ăn quá nhiều vải cùng một lúc.

Phụ nữ có thai

Phụ nữ có thai thường rất dễ mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt những người đã có tiền sử bị tiểu đường hoặc thừa cân. Lượng đường trong vải rất cao vì vậy thai phụ nên ăn với số lượng ít. Ngoài ra, quả vải còn có tính nóng nên dễ gây nóng gan, đau rát lưỡi họng, thậm chí là gây buồn nôn, nôn…

Ngoài ra phụ nữ mới sinh đang cho con bú ăn vải có thể gây nhiễm khuẩn. Nếu muốn ăn chỉ nên ăn 100-200 gram.

Phụ nữ khi trước và trong kỳ “đèn đỏ”

Trong một vài ngày trước khi diễn ra chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ thường lo âu, trầm cảm, căng thẳng tinh thần do sự mất cân bằng hormone estrogen và progesterone. Do đó, khi đang trong giai đoạn này, chị em cần hạn chế ăn nhiều vải.

Tránh những điều ‘đại kỵ’ này khi ăn vải để không bị nóng hay ngộ độc - Ảnh 2.

Những mẹo ăn vải để tránh bị nóng và ngộ độc cho cơ thể

Ngâm quả vải trong nước muối

Không phải là bạn ngâm cả quả vải trong nước muối loãng để loại đi bụi bẩn. Ở đây, bạn bóc bỏ vỏ quả vải nhưng phải giữ được màng trắng bọc bên ngoài cơm vải, đem ngâm với nước muối loãng khoảng 1h đồng hồ.

Việc ngâm qua nước muối loãng sẽ làm giảm đi tính nhiệt của quả vải thiều. Nếu bạn muốn bảo quản vải tươi lâu thì có thể bóc lớp màng trắng bỏ đi rồi đem cơm quả (để nguyên không bỏ hạt) trực tiếp ngâm vào nước muối loãng, sau đó vớt ra cho vào hộp bảo quản đậy kín và để trong ngăn mát tủ lạnh.

Ăn vải khi vẫn còn sương sớm

Khi ăn vải lúc thu hoạch vào sáng sớm, lớp sương dính trên vải vô cùng tốt, lúc đó, ta ăn sẽ không bị khí nóng trong người. Ngoài ra, sáng sớm là lúc quả vải được tươi mới nhất khi chúng được hấp thụ đầy đủ ánh nắng của một ngày dài, hấp thụ đầy đủ sương đêm của những ánh sao sáng. Khi đó, lượng hỏa trong vải đã giảm đi rất nhiều. Không những quả vải thơm ngon hơn, mà còn ở trong trạng thái tốt nhất cho người dùng. Người dùng có thể ăn thoải mái mà không lo lắng các vấn đề về sức khỏe.

Ăn cả lớp màng trắng

Ta thường vứt lớp màng trắng trong vải mà không hề biết chúng là thức quả quý bảo vệ bản thân ta khi ăn vải không bị sinh khí nóng. Tuy lớp màng trắng ấy sẽ hơi chát, nhưng kết hợp giữa lớp màng và vị ngọt thanh của quả vải, ta sẽ cảm thấy vải thêm thơm ngon ngọt lành. Vì vậy, ta nên thưởng thức thêm cả phần màng trắng của vải, sẽ tránh được tính hỏa bùng phát trong cơ thể rất nhiều.

Dùng nước muối ngâm

Đem quả vải bóc hết vỏ (chú ý: không bóc lớp màng trắng bọc bên ngoài cơm vải), hòa nước muối 30%, đem quả vải đã được bóc vỏ ngâm vào khoảng 1 tiếng sau rồi đem lớp màng trắng bóc đi là ăn ngay, như vậy có thể giảm được phần lớn tính hỏa trong quả vải. Nếu muốn bảo quản quả vải tươi lâu cũng có thể bóc lớp màng trắng bỏ đi rồi đem cơm quả (để nguyên không bỏ hạt) trực tiếp ngâm vào nước muối loãng, 1 tiếng sau vớt ra cho vào hộp bảo quản đậy kín, sau đó để ngăn đá tủ lạnh, bao giờ muốn ăn thì lấy ra là ăn luôn được.

Trước khi ăn vải uống chút nước muối

Trước khi ăn vải có thể uống chút nước muối hoặc trà thảo mộc lạnh, hoặc canh bí đao, chè đậu xanh…. hoặc cũng có thể ăn 20-30g thịt nạc hoặc uống nước canh xương…. như vậy có tác dụng phòng trừ sinh hỏa.

Tránh những điều ‘đại kỵ’ này khi ăn vải để không bị nóng hay ngộ độc - Ảnh 3.

Cách xử lý khi bị ngộ độc vải

Trong cùi vải có nhiều đường glucoza, nếu ta ăn nhiều 1 lúc sẽ khiến 1 lượng lớn đường glucoza vào máu, vượt quá khả năng hấp thu chuyển hóa của gan, khiến cơ thể tiết insulline tăng lên để làm hạ nồng độ đường trong máu xuống, gây phản ứng đường máu thấp còn gọi là triệu chứng "say vải". Khi gặp triệu chứng này, chúng ta nên uống 1 cốc nước đường sẽ giúp cải thiện tình hình.