Giám đốc Khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện Bắc Kinh đã chỉ ra 5 loại chất gây ung thư phổ biến trong thực phẩm và khuyến cáo mọi người nên tránh xa như sau.
1. Thịt nướng - chứa chất gây ung thư (benzo(α)pyrene)
Chất gây ung thư: Loại 1 (chất gây ung thư rõ ràng). Khu vực nguy hiểm nhất: Dạ dày, ruột, phổi.
Benzo(α)pyrene thuộc về chất gây ung thư loại 1 và có đủ bằng chứng gây ung thư ở người. Khi thịt và các thành phần khác tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa hoặc nướng ở nhiệt độ cao, rất có khả năng sẽ sản sinh ra chất benzo(α)pyrene, bao phủ trong thực phẩm hoặc thông qua khói dầu được con người hít vào cơ thể.
Đặc biệt ở phần cháy khét hàm lượng benzo(α)pyrene sẽ cao hơn. Tiêu thụ lâu dài các loại thực phẩm có chứa benzo(α)pyrene, sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ mắc ung thư dạ dày, ung thư trực tràng, ung thư phổi,...
Khuyến cáo: Thịt nướng, hun khói hoặc thực phẩm chiên nhiệt độ cao sẽ gây ung thư, nhưng cần phải có một quá trình tích lũy lâu dài. Do đó, tần suất tiêu thụ thịt nướng càng ít thì rủi ro càng thấp, không nên dùng phương pháp nướng hoặc chiên trở thành thói quen nấu nướng hàng ngày.
Khi thịt và các thành phần khác tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa hoặc nướng ở nhiệt độ cao, rất có khả năng sẽ sản sinh ra chất benzo(α)pyrene, bao phủ trong thực phẩm hoặc thông qua khói dầu được con người hít vào cơ thể.
2. Một số thực phẩm ngâm ướp
Chất gây ung thư: Loại 1 (chất gây ung thư rõ ràng). Khu vực nguy hiểm nhất: Dạ dày, ruột.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại thực phẩm ướp muối, hay ngâm muối như cá muối, có hàm lượng nitrosamin cao. Vì cá muối được muối và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, một lượng lớn nitrit được hình thành, sẽ tiếp tục hình thành nitrosamine khi đi vào cơ thể người, thường tiêu thụ loại thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Ngoài ra các loại thực phẩm dưa muối, cá muối, đặc biệt là dưa muối bị khú cũng có hàm lượng nitrosamine cao, đây cũng là nguyên nhân khiến ngày càng nhiều người mắc ung thư ruột, dạ dày.
Khuyến cáo: Hạn chế ăn đồ ngâm ướp, muối. Nếu ăn dưa cà muối cố gắng ăn sau khi muối 2, 3 tuần, hàm lượng chất độc trong rau sẽ giảm, đặc biệt không ăn quá nhiều cùng một lúc. Nên sử dụng bổ sung lượng vitamin C thích hợp, điều này có thể làm giảm nguy cơ gây ung thư ở một mức độ nào đó.
Các loại thực phẩm dưa muối, cá muối, đặc biệt là dưa muối bị khú cũng có hàm lượng nitrosamine cao, đây cũng là nguyên nhân khiến ngày càng nhiều người mắc ung thư ruột, dạ dày.
3. Thực phẩm bị mốc (aflatoxin)
Chất gây ung thư: Loại 1 (chất gây ung thư rõ ràng). Khu vực nguy hiểm nhất: Gan.
Aflatoxin là một chất gây ung thư rất mạnh. Nó có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng do ngộ độc cấp tính. Phơi nhiễm liều thấp mãn tính sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư gan. Gạo mốc, ngô mốc, đậu phộng và dầu ăn mốc đều chứa aflatoxi. Chỉ cần một lượng nhỏ cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư trong ung thư gan.
Ngoài ra, một số tủ tre đũa gỗ, thớt gỗ đã được sử dụng trong một thời gian dài dễ tạo ra các vết nứt nhỏ, cũng có thể trở nên nguy hiểm vì dư lượng thức ăn nhỏ còn sót lại trong các vết nứt và gây ẩm mốc.
Khuyến cáo: Không được ăn đồ bị mốc, chỉ cần phát hiện thực phẩm bị mốc 1 phần cũng nên vứt bỏ hoàn toàn, bởi sản phẩm bị mốc không quan sát được bằng mắt thường, ngay cả thực phẩm để trong tủ lạnh thời gian dài cũng không nên ăn. Rửa dụng cụ nhà bếp ngay sau khi sử dụng, để ráo nước, phơi khô. Thường xuyên thay đũa gỗ, tre, hoặc có thể sử dụng bằng đũa thép không gỉ.
Aflatoxin là một chất gây ung thư rất mạnh. Nó có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng do ngộ độc cấp tính.
4. Đồ uống có cồn
Loại gây ung thư: Loại 1 (gây ung thư rõ ràng). Khu vực nguy hiểm: Gan, ruột, thực quản, vú.
Nhiều bệnh thông thường và ung thư, có liên quan mật thiết đến rượu. Một nghiên cứu dân số lớn cho thấy liều an toàn nhất khi uống rượu là bằng 0, chỉ cần là rượu đều là nguyên nhân làm tăng tỉ lệ tử vong, bất luận là rượu vang đỏ, rượu vang trắng, bia hoặc rượu thuốc. Các khối u đường tiêu hóa, đặc biệt là ung thư gan, ung thư vú… đều có liên quan đến uống rượu.
Khuyến cáo: Bởi vì các mối nguy hại cho sức khỏe khi uống rượu không chỉ giới hạn ở bệnh ung thư mà còn gây ra nhiều các loại bệnh khác. Không có thứ gọi là "uống rượu phù hợp sẽ tốt cho sức khỏe", do đó uống ít hay nhiều cũng đều có nguy hại. Vì vậy, tốt nhất là không nên uống đồ uống có cồn.
(Nguồn: Sohu)