Vợ chồng Anh Minh, chị Chang ở Dịch Vọng, Hà Nội là chủ một quầy cafe và bánh mỳ dạo trên vỉa hè phố Cầu Giấy. Được biết anh Minh trước đây là nhân viên của một siêu thị điện máy lớn, chị Chang cũng là nhân viên văn phòng cho một công ty tư nhân. Sau khi cảm thấy gò bó với công việc văn phòng,vợ chồng anh Minh đã mở một quầy bán cafe và bánh mỳ để kinh doanh.

Anh Minh cho biết: "Trước đây, làm việc tại siêu thị điện máy với mức lương 13.000.000VNĐ/1 tháng nhưng tôi cảm thấy rất nhàm chán và gò bó. Tôi đã quyết định đi học pha cafe và mở quấy bán "cafe dạo". Bây giờ tôi cảm thấy rất thoải mái với công việc này. Tôi có thể chủ động được thời gian làm việc, thu nhập cũng rất ổn, có tháng tôi có thể kiếm từ 15.000.000VNĐ đến 18.000.000VNĐ".

Trào lưu bán cafe dạo ở Hà Nội - Ảnh 1.

Vợ chồng Anh Minh, chị Chang - chủ quầy "cafe dạo" trên phố Cầu Giấy.

Trào lưu bán cafe dạo ở Hà Nội - Ảnh 2.

Chỉ với quầy cafe đơn giản với mức chi phí đầu tư vào khoảng 5.000.000VNĐ, thu nhập một tháng của anh Minh có thể từ 15.000.000VNĐ đến 18.000.000VNĐ.

Trào lưu bán cafe dạo ở Hà Nội - Ảnh 3.

Cafe muối đang là "hot trend" ở các quầy "cafe dạo" trên đường phố Hà Nội. Một ly cafe muối như thế này có giá từ 20.000VNĐ - 25.000VNĐ.

Trào lưu bán cafe dạo ở Hà Nội - Ảnh 4.

Anh Minh bán hàng từ 7h sáng đến 11h trưa. Nhưng việc bán hàng ngoài vỉa hè cũng bị phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, những ngày mưa lớn anh phải đóng cửa ở nhà.

Còn với anh Nguyễn Quang Huy - sinh viên năm 2 trường Đại học Giao thông vận tải - thì bán cafe dạo là một công việc hết sức lý tưởng. Chỉ bán hàng vào buổi sáng còn lại đi học vào buổi chiều, mỗi tháng anh Huy có thể kiếm thêm 5.000.000VNĐ - 6.000.000VNĐ. Công việc này không bị ảnh hưởng đến việc học mà còn có thu nhập phụ giúp gia đình là điều mà anh Huy cảm thấy thích thú nhất với công việc này.

Trào lưu bán cafe dạo ở Hà Nội - Ảnh 5.

Anh Nguyễn Quang Huy với quầy "Cà phê mang đi" của mình.

Trào lưu bán cafe dạo ở Hà Nội - Ảnh 6.

Quầy cafe với những dụng cụ rất đơn giản, một chai "cốt" cafe, một hộp sữa đặc, một thùng giữ nhiệt đựng đá, cốc nhựa cùng dụng cụ pha chế.

Trào lưu bán cafe dạo ở Hà Nội - Ảnh 7.

Trào lưu bán cafe dạo ở Hà Nội - Ảnh 8.

Giá một ly cafe từ 18.000VNĐ - 26.000VNĐ

Trào lưu bán cafe dạo ở Hà Nội - Ảnh 9.

Cũng là sinh viên của một trường cao đẳng ở Hà Nội, anh Nguyễn Bích Dương không tự mở để kinh doanh mà lựa chọn đi làm thuê cho một quầy "cafe dạo" ở phố Duy Tân với mức thu nhập 4.000.000VNĐ/1 tháng.

Trào lưu bán cafe dạo ở Hà Nội - Ảnh 10.

Anh Dương cho biết: “Tôi làm quản lý kiêm bán hàng tại quầy "cafe dạo" này. Hàng tháng chủ quầy giao cho tôi bán hàng theo doanh thu, chỉ cần bán đủ chỉ tiêu là tôi có thể nhận mức lương 4.000.000VNĐ, tôi thấy công việc này rất phù hợp cho sinh viên như tôi. Nếu bận học tôi có thể nghỉ và làm bù vào hôm khác"

Ngoài những người coi việc bán "cafe dạo" là tạm thời thì với chị Dinh ở Tây Tựu - Hà Nội, công việc này đã gắn bó với chị 13 năm nay. Hàng ngày chị đi xe máy xuất phát từ nhà lúc 5h30 sáng và đến phố Duy Tân vào lúc 6h, chị Dinh gửi xe máy ở bãi giữ xe và bắt đầu công việc bán cafe của mình với chiếc xe đạp quen thuộc. Chị bán hàng ở phố Duy Tân đến khoảng 10h, sau đó sẽ đạp xe xung quanh quận Cầu Giấy và kết thúc ngày làm việc vào lúc 17h.

Trào lưu bán cafe dạo ở Hà Nội - Ảnh 11.

Chị Dinh chia sẻ: "Tôi bán cafe dạo đã 13 năm nay, từ lúc giá một cốc cafe chỉ có 10.000VNĐ đến bây giờ tôi bán một cốc giá 15.000VNĐ. Từ ngày có nhiều người mở quầy "cafe dạo" tôi thấy cũng không ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của mình vì tôi đã có những khách hàng quen thuộc từ rất lâu rồi"

Trào lưu bán cafe dạo ở Hà Nội - Ảnh 12.

Chiếc xe đạp đã gắn bó với chị Dinh nhiều năm đi bán "cafe dạo". Đã có những người khách nước ngoài thưởng thức cafe của chị và rất thích thú với chiếc loa quảng cáo đoạn âm thanh: "Ai Cà Phê đi"

Trào lưu bán cafe dạo ở Hà Nội - Ảnh 13.

Ngoài những quầy cafe đông khách cũng có những người bán "cafe dạo" bị giảm sút thu nhập do các quầy cafe mọc lên như nấm.

Trào lưu bán cafe dạo ở Hà Nội - Ảnh 14.

Nhiều quầy cafe lấn chiếm phần đường dành cho người đi bộ, khiến cho người dân phải đi xuống lòng đường.